Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh tinh gọn, hoạt động hiệu quả

07:31 08/10/2020
Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 30, sáng 7/10, Ủy ban Pháp luật thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.


Tờ trình của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trình bày đã nêu rõ sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết. Theo đó, TP Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Trong quá trình phát triển, Thành phố vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị loại đặc biệt.

Bên cạnh đó, đánh giá tổng kết hơn 6 năm thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại TP Hồ Chí Minh đã cho thấy nhiều kết quả tích cực như: thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, tiết kiệm ngân sách...

Ngoài ra, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đô thị, nông thôn và hải đảo là nhiệm vụ quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, nhiều Nghị quyết đã được ban hành và thực hiện hiệu quả. “Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị và căn cứ pháp lý nêu trên, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh là cần thiết”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Mục tiêu của Nghị quyết là tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại TP Hồ Chí Minh tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính minh bạch trong quản lý của chính quyền thành phố; huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Về tên gọi của Nghị quyết, Chính phủ đề nghị xác định là “Nghị quyết của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh”, áp dụng trực tiếp, lâu dài, chứ không áp dụng thí điểm, thử nghiệm trước khi tiến hành tổng kết đánh giá để áp dụng chính thức trên phạm vi rộng như đối với TP Hà Nội và Đà Nẵng.

Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân quận; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận...

Qua thảo luận, các đại biểu nhận định, việc nghiên cứu để hình thành mô hình chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị đặc biệt về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư, địa giới đơn vị hành chính của TP Hồ Chí Minh là thực sự cần thiết nhằm tạo bước đột phá cho sự phát triển của thành phố.

Vấn đề “thí điểm” hay “không thí điểm” là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận. Một số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ là “không thí điểm” và cho rằng, trước đây, TP Hồ Chí Minh là một trong 10 địa phương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Kết thúc giai đoạn thí điểm, Thành phố đã tổng kết việc thực hiện thí điểm và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Trong khi đó, nhiều đại biểu đề nghị xác định tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết thí điểm Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh” với những nội dung, phạm vi như Nghị quyết đối với TP Hà Nội và Đà Nẵng.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh là vấn đề hệ trọng, liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân không chỉ ở địa bàn thành phố mà còn ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng chung của cả nước. Trong khi đó, TP Hồ Chí Minh là địa bàn có diện tích tự nhiên và số lượng đơn vị hành chính trực thuộc rất lớn, đông dân nhất cả nước. Do đó, việc lựa chọn bước đi đột phá trong việc tổ chức chính quyền đô thị ở thành phố cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ để bảo đảm tính khả thi.

Phan Phương

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, khoảng 1.000 kiều bào, trong đó có 100 kiều bào tiêu biểu, sẽ tham gia chương trình Xuân Quê hương 2025, mở đầu cho một năm đầy ắp những sự kiện lớn của đất nước, đồng thời, là cơ hội để vinh danh những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, động viên kiều bào tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển của đất nước. 

Ngày 9/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện, đấu tranh được nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội có tên “@hotieubao123, @hotieubaoservice, @hatokibotnetstealer; @jero_stealer_japan” có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng.

Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh Linh (SN 2004, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án chính là người Linh yêu. 

Thông tin từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Tổng cục Thuế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文