Trao đổi các nội dung lớn, mang tầm chiến lược trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

08:41 05/11/2015
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 5 và 6/11.


Chuyến thăm này diễn ra 9 năm sau chuyến thăm của cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11/2005, mang ý nghĩa quan trọng với cả Trung Quốc và Việt Nam. Trao đổi với báo giới trước thềm chuyến thăm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định, không chỉ nội dung tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề biển Đông.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chương trình thăm, làm việc thường xuyên giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc hồi đầu năm nay và lần này là chuyến thăm của người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là chuyến thăm thông thường của lãnh đạo các nước với nhau để tăng cường quan hệ.

Về chương trình làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, dự kiến, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các nội dung lớn, mang tầm chiến lược trong quan hệ giữa hai nước nhằm phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại. Đương nhiên, không chỉ nội dung tăng cường quan hệ hai nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai bên cũng có thể được trao đổi, trong đó có vấn đề biển Đông.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong khi đó, theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về mục đích, các nhà lãnh đạo của Việt Nam và Trung Quốc sẽ đánh giá lại những gì đã đạt được trong 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trên các lĩnh vực hai nước cùng quan tâm cũng như rút ra bài học từ những thành công và thất bại trong suốt quá trình thăng trầm quan hệ Việt - Trung hơn 6 thập kỷ qua. 

Một vấn đề khác không thể không có trong chương trình nghị sự chính là căng thẳng trên Biển Đông. Vấn đề này có thể được trao đổi trực tiếp, gián tiếp hoặc đơn phương trong chuyến công du của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tiến sĩ Trần Công Trục bày tỏ quan điểm rằng, trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc sẽ nhắc tới thành công của việc đàm phán về Hiệp định Tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Việt Nam và Trung Quốc; vòng 4 Hiệp định Hợp tác bảo vệ và Khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc, cũng như giải quyết xong vấn đề chủ quyền trên bộ và trên đất liền cũng như phân giới cắm mốc trên đường biên giới chung. 

Hai bên cũng đã bàn thảo về một loạt thỏa thuận liên quan nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển khu vực biên giới, bao gồm vấn đề cùng nhau hợp tác để khai thác cửa khẩu, cảnh quan hoặc những con sông biên giới. Đây là nội dung quan trọng nhằm đảm bảo đường biên giới được ổn định, phát triển, hợp tác, hòa bình, hữu nghị. 

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được một số thỏa thuận, nhưng Hợp tác bảo vệ và Khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do ở cửa sông Bắc Luân là hai vấn đề còn lại trong quá trình đàm phán của đôi bên. Tuy nhiên, các vòng đàm phán trước đã đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề nên việc ký kết là thành quả mà người ta có thể chứng kiến trong chuyến công du Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nó góp phần khẳng định có rất nhiều thành công và những kết quả mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt – Trung. Chúng ta cần phát huy để giải quyết tiếp những vấn đề tranh chấp khác trên biển.

Lịch trình chuyến thăm Việt Nam của
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo chương trình dự kiến do Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp, 12h ngày 5/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới sân bay Nội Bài. Lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch diễn ra vào hồi 15h15 cùng ngày. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào hồi 15h40 và với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào hồi 17h30. Trước đó, ông Tập Cận Bình sẽ tham gia lễ ký kết một số văn kiện hợp tác vào 17h10.

Ngày 6/11, vào lúc 9h, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung – Việt lần thứ 16 và nhân sỹ hai nước. Sau đó đến đặt vòng hoa tưởng niệm ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 10h trước khi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lúc 10h15 và phát biểu tại Quốc hội lúc 10h35. 

Vào lúc 11h, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Khổng Hà (tổng hợp)

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文