Trao giải báo chí "Vì sự nghiệp đoàn kết dân tộc" lần thứ XII

23:30 17/11/2016

Tối 17-11, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc lần thứ XII” năm 2015-2016, nhân kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016). 

Đồng chí  Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư  Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin &Truyền thông; các đại biểu Trung ương và TP Hà Nội đã dự lễ trao giải.

Phát biểu tại Lễ trao thưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã chúc mừng 64 tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm được trao thưởng lần này; đồng thời giá cao sự tham gia của các nhà báo ở giải báo chí vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân trao giải cho các tác giả.
Trao giải C và giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, các tác phẩm báo chí tham dự giải đều nội dung tốt, bám sát chủ đề cuộc thi.

Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời các nội dung: Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Có nhiều bài viết sắc xảo về đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước và gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, về quan điểm, lập trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông tới cộng đồng quốc tế, cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài…

Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.500 tác phẩm dự thi thuộc 5 loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo hình và ảnh báo chí của gần 200 cơ quan báo chí trong cả nước tham dự, trong đó có nhiều tác giả ở vùng sâu vùng xa.

64 tác phẩm đã được lựa chọn trao giải, trong đó có: 5 tác phẩm đạt giải A; 14 tác phẩm đạt giải B; 23 tác phẩm đạt giải C và 22 tác phẩm đạt giải Khuyến khích.

Báo Công an nhân dân đạt 3 giải, gồm: 1 giải C cho tác phẩm “Chung lòng đất mẹ” (Chuyên đề ANTG cuối tháng) của tác giả Đăng Trường; 2 giải khuyến khích cho tác phẩm “Chuyện về người Việt Nam nuôi giấu Chủ tịch Lào Cay xỏn Phôn Vi Hản” của tác giả Nguyễn Thiêm, Anh Hiếu và loạt bài 4 kỳ "Tuyên chiến với thực phẩm bẩn" của tác giả Huyền Nga.

Tâm Phạm

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文