Tuần này, Quốc hội sẽ chất vấn Thủ tướng và 4 “tư lệnh” ngành

09:12 14/11/2016
Tuần thứ 5 của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV được dự đoán sẽ “nóng” nhất và sôi động nhất với các phiên chất vấn diễn ra liên tục trong 2 ngày rưỡi. Bên cạnh đó Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 1 Nghị quyết, 2 dự án luật và thảo luận về một số bộ luật, nghị quyết...

Cụ thể, trong phiên làm việc sáng nay, 14-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017, đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủy lợi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật này.

Buổi chiều, Quốc hội họp riêng, thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Từ 16h20, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về tình hình Biển Đông trước Quốc hội.

Ngày làm việc thứ 3 (15-11), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải sẽ trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

Sau đó các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn liên tục cho đến sáng thứ 5 (17-11), phiên họp được truyền hình và phát thanh trực tiếp. 4 vị Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sẽ trả lời về nhóm vấn đề: Đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hoá, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; Giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hoá thích ứng với hội nhập quốc tế, kiểm soát kinh doanh đa cấp, quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; Chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô theo định hướng đầu tư của Nhà nước và các cam kết hội nhập quốc tế; Phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thuỷ điện, thủy lợi và bảo đảm an toàn xả lũ thời gian tới cũng là nội dung ở nhóm thứ nhất.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ được chất vấn về tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội khoá 13.

Thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp. Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực. 

Thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016 – 2020.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư; việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thẩm định triển khai các dự án để xảy ra sự cố môi trường; quản lý xử lý về ô nhiễm môi trường và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu; việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản là nhóm vấn đề mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.

Nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân là về tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức và đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.

Trong quá trình đó, các Phó Thủ tướng phụ trách trong từng lĩnh vực cũng sẽ trả lời làm rõ thêm. Như thường lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp câu hỏi của đại biểu tại hội trường và thời gian dành cho Thủ tướng là nửa ngày như các vị Bộ trưởng khác. Trước khi trả lời trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có báo cáo chung về các vấn đề nổi lên qua các phiên chất vấn.

Phiên làm việc tại hội trường chiều thứ 5 (17-11), Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật về Hội (nếu Quốc hội đồng ý tiến hành biểu quyết) và Luật đấu giá tài sản. Tiếp đó, các đại biểu sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Ngày làm việc cuối tuần, 18-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Trương Quang Nghĩa và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trực tiếp giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự luật và dự thảo nghị quyết nói trên. Biểu quyết thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Du lịch (sửa đổi), có ý kiến giải trình của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện là nội dung làm việc của phiên họp chiều cùng ngày.

Q.Vinh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文