Vạch mặt kẻ “dây máu ăn phần” Nguyễn Đình Thắng

15:55 24/11/2010
Nhận ra cơ hội tốt nhất để Nguyễn Đình Thắng làm sống dậy cái thây ma Ủy ban cứu người vượt biển, nên khi gặp Nơi, Nguyễn Đình Thắng đã cố vấn cho Lê Văn Nơi rằng khi khai báo, cứ khai là "phải ra đi vì bị đàn áp tôn giáo" trong lúc thực tế, theo các bản khai của Nơi, thì lý do chính mà anh ta vượt biên, là "không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự".

Những ngày vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện câu chuyện về một nhân vật tên là Lê Văn Nơi, vượt biên năm 1989, rồi đến tháng 3/2010 mới được Mỹ cho đi định cư.

Chuyện cũng chỉ là bình thường nếu không có sự nhảy vào "dây máu ăn phần" của "tiến sĩ" Nguyễn Đình Thắng, kẻ tự xưng là "Chủ tịch ủy ban cứu người vượt biển".

Không một thông tin nào cho biết Lê Văn Nơi bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu, chỉ biết rằng theo lời tự thuật của anh ta, thì anh ta vượt biên năm 1989 bằng đường biển. Sau khi đến đảo Borneo, Indonesia được ít tuần, Cao ủy Liên Hiệp Quốc chuyển anh ta qua trại Galang. Tại đây, sau 6 lần thanh lọc, Lê Văn Nơi bị từ chối cho đi định cư tại một quốc gia thứ ba vì Cao ủy Liên Hiệp Quốc xếp anh ta vào dạng di dân kinh tế.

Năm 1996, các trại tạm cư ở vùng Đông Nam Á chuẩn bị đóng cửa, và những người không được xét cho đi định cư ở một nước thứ ba sẽ phải hồi hương. Thấy vậy, Lê Văn Nơi rủ mấy người bạn nữa, bỏ trốn. Tháng 11/1996, Nơi bị cảnh sát đảo Chitrabon bắt. Sau khi điều tra, tất cả bị giải về nhà tù của Sở Di trú ở Jakarta nhưng Nơi lại... trốn!

Từ đó đến năm 2009, Lê Văn Nơi trốn hết chỗ  này sang chỗ khác, sống bất hợp pháp, từ Jakarta đến đảo Bali, rồi qua đảo Plambok, đảo Borneo. Cuối cùng, anh ta tính đến New Zealand vì theo lời anh ta: "Nghe nói New Zealand không trục xuất người vượt biển (?!)". Đến tháng 6/2009, anh ta vào được Hawaii - là lãnh thổ thuộc Mỹ, nhưng lại bị Chính phủ  Mỹ dự định trục xuất vì qua thẩm tra, Lê Văn Nơi hoàn toàn không chứng minh được lý do gì để có thể xin "tị nạn".

Tại Hawaii, Lê Văn Nơi may mắn gặp một người đồng hương và từ người đồng hương này, tin về Lê Văn Nơi đến tai Nguyễn Đình Thắng, kẻ đã đẻ ra cái gọi là "Ủy ban cứu người vượt biển" (UBCNVB).

Lập tức, Nguyễn Đình Thắng liền nhảy vào cuộc rồi khoác ngay cho Lê Văn Nơi chiếc áo "tị nạn vì bị đàn áp tôn giáo".

Nguyễn Đình Thắng là ai?

Nguyễn Đình Thắng từng học Trường Quốc gia hành chánh. Trước ngày 30/4/1975, Thắng là phó quận trưởng hành chánh của chính quyền Sài Gòn.

Năm 1979, Nguyễn Đình Thắng vượt biên, rồi được cho đi định cư ở Mỹ. Khi đứng ra thành lập UBCNVB, Thắng khoe là mình đã tốt nghiệp ngành cơ khí tại Học viện Massachusset Institute Technology (MIT) với học vị tiến sĩ, và đã làm việc cho Hải quân Mỹ suốt 15 năm nhưng nhiều người Việt ở Mỹ biết rõ về Thắng đã nói rằng, Thắng chưa hề đặt chân vào giảng đường MIT ngày nào. Đặc biệt hơn, trên tờ Indochina Times (Đông Dương thời báo) xuất bản ở Mỹ, có bài viết khẳng định Nguyễn Đình Thắng chỉ theo học phân khoa "quản trị giáo dục" ở Đại học UCLA, mà là học theo hệ... đào tạo từ xa!

Đầu năm 1980, Nguyễn Ngọc Huy, một thành viên của tổ chức phản động "Đại Việt", cùng Võ Văn Khiết, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên Đại Việt, đứng ra thành lập cái gọi là "Phong trào thanh niên cách mạng dân tộc Việt", với sự tham gia của Nguyễn Đình Thắng, Ngô Vương Toại, Nguyễn Văn Cường, Hoàng Cơ Trường (em ruột Hoàng Cơ Minh), Nguyễn Ngọc Bích. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, phong trào này tan rã vì đấu đá nội bộ.

Vào thời điểm ấy, số người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài khá đông. Một phần trong số đó là những người đã từng làm việc cho chế độ cũ, nay không thích ứng với cuộc sống mới, phần nữa là những người ra đi vì lý do kinh tế, hoặc đi vì sự tuyên truyền, xúi giục của các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài. Nắm bắt cơ hội này, Nguyễn Đình Thắng cho ra đời cái gọi là UBCNVB mà mục đích không ngoài việc kích động người dân trong nước bỏ đi càng nhiều càng tốt, để Thắng cùng đám tay chân có cớ lu loa rằng, ở Việt Nam không có tự do, nhân quyền, cũng như lợi dụng hai chữ "cứu người", để vận động quyên góp tiền bạc trong cộng đồng người Việt, xin tài trợ của Quỹ NED (Fund NED) - mà người Việt ở hải ngoại thường gọi mỉa mai là Quỹ "phân"!

Theo tiết lộ của một số báo chí người Việt ở hải ngoại, trong 10 năm từ 1980 đến 1990, ước tính UBCNVB của Nguyễn Đình Thắng đã kiếm được hơn 2 triệu USD và số tiền này, ngoài việc ăn chơi nhảy múa, mua nhà, mua xe, mua cổ phiếu,  Thắng thuê một chiếc tàu buôn đã gần hết "date" sử dụng, chạy lòng vòng ngoài biển. Hễ gặp được chiếc ghe của người vượt biên nào đó, Nguyễn Đình Thắng cùng tay chân cho quay phim, chụp hình, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đánh bóng cho "ủy ban" và cho cá nhân mình.

Những trò “ma bùn” của Nguyễn Đình Thắng

Đầu năm 1996, khi nhận ra những người vượt biên hoàn toàn không phải vì lý do chính trị, mà vì kinh tế (di dân kinh tế), nên Cao ủy Liên Hiệp Quốc đã ra quyết định đóng cửa nhiều  trại tạm cư ở nhiều quốc gia, thì Nguyễn Đình Thắng bèn chuyển hướng, nhắm vào những người Việt còn đang nằm trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Hồng Công, Malaysia, Indonesia... Tại những trại này, Thắng hứa hẹn, bốc phét một tấc đến trời, rằng chỉ nay mai thôi, "ủy ban" sẽ can thiệp cho tất cả sang Mỹ, Pháp, Đức tất tần tật.

Tuy nhiên, khi biết phần lớn những người này không hội đủ các điều kiện để được đi định cư ở một nước thứ ba, thì Nguyễn Đình Thắng nhân danh UBCNVB, gửi thỉnh nguyện thư cho dân biểu này, nghị sĩ nọ, nhờ can thiệp. Bên cạnh đó, Thắng lập ra tờ báo "Mạch sống", là “cơ quan ngôn luận của ủy ban", đồng thời lập ra 15 văn phòng chi nhánh ở một số bang trên đất Mỹ mà mục đích không ngoài việc kiếm thêm tiền bằng các dịch vụ như giúp nhập quốc tịch, thuê mướn luật sư kiện tụng, xin "thẻ xanh" (thẻ chứng nhận là thường trú nhân), xin giấy phép làm việc..., nhưng thật ra thì đó chính là nơi tiêu hóa hợp lệ số tiền quyên góp.

Cũng chính vì chuyện quyên góp, mà Nguyễn Đình Thắng cùng những người trong nhóm của ông ta như Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Linh..., đã "đánh nhau" chí tử trên các phương tiện truyền thông của người Việt ở Mỹ với Lê Thị Tríu, đại diện người Việt ở trại PFAC, Palawan, Phillipines khi Tríu quyên được 2 triệu USD để lập "làng người Việt".

Thắng, Hiền trong một buổi "quyên góp".

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, khi mà cái chiêu bài "UBCNVB" xem ra hết ăn khách vì có còn người vượt biên nữa đâu mà "cứu", Nguyễn Đình Thắng cùng Ngô Thị Hiền bèn "sáng chế" ra cái gọi là "Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam" (UBTDTGCVN). "Ủy ban" này liên kết với tổ chức khủng bố Việt Tân của Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Thái Hùng, liên kết với nhóm "dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công, với tổ chức phản động "Dega" của Ksor Kok (có tin nói rằng Nguyễn Đình Thắng thực chất cũng là người của Việt Tân).

Bằng cái loa UBTDTGCVN, Thắng, Hiền vu khống chủ trương, chính sách nhất quán về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam qua một số vụ việc như vụ Nguyễn Văn Lý, Huỳnh Văn Ba (tức Thích Thiện Minh), Bùi Thiện Huệ, Nguyễn Hồng Quang, Thích Quảng Độ... Bên cạnh đó, Thắng, Hiền còn ra sức kích động đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thông qua Ksor Kok, đòi thành lập cái gọi là "Nhà nước Dega tự trị", xúi giục bà con Tây Nguyên trốn sang Campuchia để UBCNVB có cơ kiếm chác từ những cá nhân, đoàn thể hảo tâm - nhưng chưa  hiểu biết thấu đáo về tình hình trong nước.

Một trong những cú lừa ngoạn mục nhất của Ngô Thị Hiền và Nguyễn Đình Thắng là dụ dỗ một số người dân tộc Tây Nguyên như Ra Đê, Sê Đăng, Ba Na..., định cư ở bang North Carolina, Mỹ, đi lên thủ đô Washington với lý do tham quan! Nhưng khi đến nơi, Thắng, Hiền, Ksor Kok dẫn họ đến Đại sứ quán Việt Nam để... biểu tình.

… Và chuyện Lê Văn Nơi

Nghe tin Lê Văn Nơi, vượt biên đã 20 năm, nay vẫn sống chui lủi, Nguyễn Đình Thắng nhận ra đây là cơ hội tốt nhất để ông ta làm sống dậy cái thây ma UBCNVB, đồng thời đánh bóng cá nhân mình nên khi gặp Nơi, Nguyễn Đình Thắng đã cố vấn cho Lê Văn Nơi rằng khi khai báo, cứ khai là "phải ra đi vì bị đàn áp tôn giáo" trong lúc thực tế, theo các bản khai của Nơi, thì lý do chính mà anh ta vượt biên, là "không muốn đi kinh tế mới cũng như đi nghĩa vụ quân sự".

Tại phiên tòa di trú mở vào cuối năm 2009 để xem xét việc Lê Văn Nơi có được định cư tại Mỹ với lý do bị chính quyền Việt Nam "đàn áp tôn giáo" hay không, Tòa án Hawaii đã công bố bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ để chứng minh rằng tại Việt Nam, không hề có chuyện "đàn áp tôn giáo". Ngược lại, Nguyễn Đình Thắng  đưa ra một báo cáo của Ủy hội quốc tế Mỹ, trong đó vu khống Việt Nam về những vấn đề tôn giáo và nhân quyền.

Chuyện Lê Văn Nơi có được định cư ở Mỹ hay không, là chuyện chẳng có gì đáng phải quan tâm bởi lẽ nếu không hội đủ điều kiện để đến sinh sống tại một quốc gia nào đó, thì phải quay về nơi chôn nhau cắt rốn là chuyện bình thường, và Chính phủ Việt Nam đã cam kết tạo mọi điều kiện để những người trở về nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Nhưng điều đáng nói ở đây, là Nguyễn Đình Thắng đã lợi dụng cơ hội ấy để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, bất chấp một thực tế là Lê Văn Nơi đã ra đi từ hơn 20 năm trước, cũng như cố tình lờ đi cái việc bất cứ người Việt nào - nếu không nằm trong những quy định của luật pháp, thì có thể ra nước ngoài bất cứ lúc nào mà chẳng cần đến cái "ủy ban" của Thắng, cứu giúp!

Cũng xin nhắc lại rằng, đây không phải lần đầu Nguyễn Đình Thắng giở trò "nhân đạo". Khi các trại tạm cư ở một số quốc gia trong vùng Đông Nam Á chuẩn bị đóng cửa,  Thắng kêu gọi những người bị trục xuất: "...Tìm luật sư giỏi về di trú để bảo vệ cho mình. Có những cửa ngỏ luật pháp cho phép mình ở lại như nói khi về sẽ bị đàn áp, bị tra tấn... (?!)". Tiếp theo, Thắng đề xuất: "Những người bị trục xuất nên thành lập một hội, mỗi người cùng góp tiền vào để chi phí cho việc xin ở lại". Việc góp tiền chi phí để "xin ở lại" được Ngô Thị Hiền đứng ra nhận trách nhiệm: "UBTDTGCVN sẽ làm hết sức mình vì tình... đồng bào!".

Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thắng còn ký "thỉnh nguyện thư" gửi hết ông nghị sĩ này đến bà dân biểu khác, mà nội dung không ngoài mục đích chứng minh với những người đã cầm trên tay lệnh trở về, rằng Thắng đang "lo lắng cho họ". Nhưng hơn ai hết, Nguyễn Đình Thắng hiểu rằng một khi thỏa ước đã được ký kết ở cấp quốc gia - và đã có hiệu lực  thì chẳng ông nghị sĩ, bà dân biểu nào lại có thể thay đổi được.

Trò lừa này thoạt đầu đã gạt được một số người. Sau khi những thông báo, những thỉnh nguyện thư do UBCNVB và UBTDTGCVN tung lên trên một số tờ báo hải ngoại, trên mạng Internet, văn phòng UBCNVB và UBTDTGCVN ngày nào cũng tiếp hàng chục người đến để xin... trợ giúp pháp lý (và dĩ nhiên là phải đóng tiền). Thậm chí có người còn điện thoại về Việt Nam, yêu cầu thân nhân làm cách nào đó, kiếm tiền gửi gấp qua Mỹ cho họ, để họ: "Nhờ ông Thắng, bà Hiền lo cho ở lại".

Đáng tiếc thay, một vài quan chức trong chính quyền Mỹ, do thiếu hiểu biết về tình hình Việt Nam, nên đã lên tiếng phụ họa cho Nguyễn Đình Thắng và Ngô Thị Hiền khiến vô hình trung, Thắng, Hiền càng có thêm cơ hội kiếm tiền trên lưng đồng hương. Thực tế cho thấy, tất cả những người Việt hồi hương từ các trại tị nạn ở Hồng Công, Thái Lan, Malaysia, Indonesia..., chưa hề có một ai bị trả thù hay đàn áp - nếu không muốn nói các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, đã tạo mọi điều kiện cho họ làm ăn sinh sống, hòa nhập cộng đồng...

Huyền Sĩ - Chuyên đề ANTG tuần số 1013

Từ giữa tháng 11 âm lịch năm nay, nhiều làng nghề truyền thống ở Cố đô Huế đã tất bật vào vụ để sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Nhờ đôi tay tài hoa, khéo léo của thợ thủ công mà thị trường Tết có thêm nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo để người tiêu dùng lựa chọn.

Sau nhiều năm hóa thân vào vai anh hùng quân đội trên màn ảnh, tài tử Hollywood Tom Cruise mới đây được vinh danh với giải thưởng Dịch vụ công xuất sắc (DPS) của lực lượng hải quân, nhằm ghi nhận những cống hiến của nam tài tử cho hải quân Mỹ thông qua các tác phẩm điện ảnh.

Thời tiết các tỉnh thành ở miền Bắc chuyển biến tích cực với nền nhiệt tăng nhẹ, không mưa, trưa chiều nắng ấm, chỉ còn rét về sáng sớm và đêm. Tuy nhiên, vùng núi cao vẫn có nơi rét hại.

Chiều 18/12, Báo Nhân dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.

Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá các mặt công tác Công an và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm 2024 của Công an tỉnh Ninh Bình. 

Sáng 18/12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của Tổ thường trực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文