Vai trò của phụ nữ và phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động gìn giữ hòa bình

17:47 26/11/2020
Sáng 26/11, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề "Vai trò của phụ nữ và phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động gìn giữ hòa bình".

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam kiêm Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đoàn đại biểu thuộc 15 quốc gia và các tổ chức quốc tế tại các điểm cầu. 

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đồng chủ trì các phiên thảo luận.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam kiêm Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra.

Hội nghị có ba phiên thảo luận, tập trung vào ba chủ đề chính: Vai trò của Phụ nữ trong các hoạt động GGHB Liên hợp quốc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và gây nguy hiểm tại các Phái bộ; Phòng chống COVID-19 tại các Phái bộ GGHB Liên hợp quốc, thực tiễn từ Phái bộ GGHB Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng (UNMISS); Sáng kiến quốc tế nhằm thúc đẩy phụ nữ trong hoạt động GGHB. 

Năm 2020 đánh dấu 20 năm ngày ban hành Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh và 2 năm Sáng kiến hành động vì hòa bình. Đại dịch COVID-19 xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động GGHB Liên hợp quốc tại nhiều Phái bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu của Liên hợp quốc, trong đó có vấn đề Phụ nữ với GGHB. 

Hội nghị lần này nhằm tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với các vấn đề về phụ nữ, hòa bình, an ninh cũng như tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc; thể hiện vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam khi đảm nhiệm vai trò kép là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN trong năm 2020. 

Là hoạt động tiền đề hướng đến Hội nghị về Phụ nữ với các hoạt động GGHB Liên hợp quốc (dự kiến được tổ chức tại Việt Nam theo hình thức trực tiếp vào năm 2021), hội nghị trực tuyến lần này cũng là cơ hội trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia về vai trò của Phụ nữ và ứng phó với dịch bệnh COVID-19, từ đó hướng tới đề xuất các sáng kiến cụ thể, thiết thực trong khu vực, nhằm thúc đẩy sự tham gia và phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực GGHB Liên hợp quốc.

Hội nghị trực tuyến về vai trò của phụ nữ và phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động gìn giữ hòa bình.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh: Các thành viên Liên hợp quốc nói chung, các quốc gia Đông Nam Á nói riêng đều đang nỗ lực gia tăng một cách bền vững sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. 

Trong 5 năm qua, con số tổng thể và tỷ lệ nữ trong lực lượng GGHB các nước Đông Nam Á đều tăng lên. Indonesia, Campuchia và Malaysia hiện là các nước có số lượng nữ trong lực lượng GGHB Liên hợp quốc cao nhất ở khu vực, trong khi Việt Nam và Campuchia đang là hai nước cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ khi xét đến tỷ lệ gia tăng tương đối về quân nhân nữ tham gia.

Việt Nam đang ngày càng tăng cường tham gia vào các nỗ lực GGHB toàn cầu. Chính thức tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc vào năm 2014, đến năm 2017, Việt Nam cử nữ sĩ quan đầu tiên tham gia Phái bộ GGHB của Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng. 

Đến tháng 10/2018, Việt Nam triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC2.1) đến Nam Xu-đăng, với 10 nữ quân nhân trên tổng số 63 cán bộ, nhân viên y, bác sĩ (chiếm gần 16%). Tiếp đó, tháng 11/2019, Việt Nam tiếp triển khai BVDC2.2 thay thế BVDC2.1 và duy trì bảo đảm tỷ lệ nữ quân nhân tham gia như trong đội hình BVDC2.1. 

Với hình thức cá nhân, Việt Nam hiện đang duy trì số lượng nữ sĩ quan tham gia là 3 trên tổng số 16, chiếm tỷ lệ gần 19%. Tỷ lệ này cao hơn mục tiêu do Liên hợp quốc đề ra. Các nữ quân nhân của Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và là điểm sáng trong nhiều hoạt động của Liên hợp quốc tại các Phái bộ thực địa, nhất là trong công tác đối ngoại nhân dân…

Các đại biểu dự hội nghị tại các điểm cầu.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục có chủ trương duy trì, xem xét khả năng nâng cao hơn nữa tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động này; nhất là việc nữ quân nhân nộp hồ sơ để ứng thi vào làm việc tại các vị trí cao hơn tại trụ sở Liên hợp quốc và sở chỉ huy phái bộ. 

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động nghiên cứu để tiếp tục quan tâm bảo đảm tốt hơn các chính sách đãi ngộ, trọng dụng để hỗ trợ phụ nữ yên tâm tham gia vào hoạt động GGHB với hiệu quả công việc ngày càng chất lượng hơn. 

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã thảo luận, đóng góp ý kiến xoay quanh một số chủ đề chính: Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện và gây nguy hiểm tại các phái bộ; vấn đề phòng, chống dịch COVID-19 tại các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, thực tiễn từ Phái bộ UNMISS (Nam Sudan); đề xuất sáng kiến quốc tế nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình.

Xuân Mai

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文