Vẫn còn 9 bất cập trong quản lý tài sản công
- Sử dụng tài sản công còn nhiều lãng phí
- 6 tháng, tài sản công tăng hơn 1.500 tỷ đồng
- Nhiều tỷ đồng tài sản công đang bị sử dụng lãng phí?
Chiếm phần lớn là quyền sử dụng đất (hơn 682.538 tỷ đồng, chiếm 65,32% tổng giá trị TSNN), tiếp đến là nhà (hơn 265.068 tỷ đồng, chiếm 25,37%), ôtô (hơn 23.986 tỷ đồng) và tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên (hơn 73.306 tỷ đồng). TSNN thuộc các bộ, cơ quan trung ương quản lý là hơn 304.204 tỷ đồng (chiếm 29,11% về giá trị và 12,68% về số lượng), TSNN thuộc địa phương quản lý là hơn 740.695 tỷ đồng (chiếm 70,89% về giá trị và 87,32% về số lượng). Khối các đơn vị sự nghiệp sử dụng nhiều TSNN nhất, chiếm 64,44% tổng số hiện vật và 72,18% tổng giá trị.
Tổng giá trị TSNN (theo nguyên giá) tăng trong năm 2016 là hơn 31.404 tỷ đồng; trong đó đất tăng hơn 9.901 tỷ đồng; nhà tăng hơn 13.230 tỷ đồng; ôtô tăng hơn 2.015 tỷ đồng; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên tăng hơn 6.257 tỷ đồng. Tổng giá trị TSNN (theo nguyên giá) giảm trong năm 2016 là hơn 7.064 tỷ đồng. Năm 2016, diện tích đất tăng do được giao mới, do tiếp nhận, nhận chuyển nhượng là 22,84 triệu m². Diện tích đất giảm do thu hồi, điều chuyển, chuyển nhượng là 2,23 triệu m² với tổng giá trị hơn 4.409 tỷ đồng.
Cả xe công, đất công và nhà công năm 2016 đều tăng so với năm 2015. |
Năm 2016, số xe ôtô công tăng do mua mới, tiếp nhận là 2.166 chiếc với tổng nguyên giá hơn 2.015 tỷ đồng. Trong đó, khối Trung ương tăng 1.158 chiếc; khối địa phương tăng 1.008 chiếc. Số xe ôtô công giảm do thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy là 2.085 chiếc với tổng nguyên giá 1.094 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, trong tổng số 2.166 xe ôtô công tăng thì có 1.002 xe tăng do việc tiếp nhận, điều chuyển giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị; mua mới là 1.164 xe với tổng nguyên giá là gần 1.223 tỷ đồng. Trong số xe tăng do mua mới, xe phục vụ chức danh tăng 32 xe, xe phục vụ công tác chung tăng 181 xe, xe chuyên dùng tăng 951 xe. Tổng số xe ôtô công hiện có đến ngày 31-12-2016 là 37.286 chiếc, với tổng nguyên giá hơn 23.986 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng giá trị TSNN.
“Điều này cho thấy phần lớn xe ôtô công đã sử dụng trên 2/3 thời gian theo chế độ quy định. Đến thời điểm báo cáo, số xe ôtô công đã sử dụng trên 15 năm (quá thời gian tính hao mòn theo chế độ) là 8.710 chiếc, chiếm 23,36% tổng quỹ xe công” – báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, thực hiện Luật Đấu thầu năm 2013, đến nay, đã có 79 bộ, ngành, địa phương công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung và tổ chức thực hiện mua sắm theo quy định. Riêng Hà Nội, trong 6 tháng cuối năm 2016 đã mua sắm tập trung 6 gói thầu với tổng trị giá gói thầu là 377 tỷ đồng, giá trúng thầu là 359,5 tỷ đồng (giảm khoảng 17,5 tỷ đồng so với giá gói thầu và khoảng 22,9 tỷ đồng so với dự toán đăng ký nhu cầu). Việc đấu thầu giúp tránh tình trạng mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức.
Tuy vậy, Bộ Tài chính cũng chỉ ra 9 tồn tại, hạn chế cần sửa đổi. Đó là chưa có quy định thống nhất về nguyên tắc chung trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công còn bất cập. Phương thức trang bị tài sản cho các đơn vị chủ yếu bằng ngân sách nhà nước. Công tác mua sắm TSNN theo phương thức tập trung mới chủ yếu dừng ở bước hoàn thiện thể chế và công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung. Việc triển khai thực hiện việc mua sắm TSNN theo phương thức tập trung còn chậm.
Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản công còn có tính chất nhỏ lẻ, manh mún do nhiều chủ thể cùng thực hiện. Điều này vừa giảm tính chuyên nghiệp, vừa tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí nhưng hiệu quả đem lại không cao, dễ bị lợi dụng nhưng khó kiểm soát.
Nguyên nhân do tư duy chính sách và tổ chức thực hiện còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Việc giao tài sản cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp để đơn vị được phép sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết cũng còn chậm.
Việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước sau khi được phê duyệt gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phương án bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN vẫn chưa bao quát hết các loại tài sản công cần quản lý, nhất là tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng trong khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
Công tác Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng TSNN hằng năm chưa thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định. Mặc dù thời hạn các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 15-3 hằng năm, nhưng đến cuối tháng 4 là thời điểm Bộ Tài chính phải báo cáo Quốc hội, mới có 57 địa phương và 42 bộ, cơ quan trung ương báo cáo về Bộ Tài chính.