"Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật"

09:19 04/11/2019
Theo Chánh án TAND Tối cao, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo phạm tội hình sự trong năm qua tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, vừa nghiêm khắc, vừa đảm bảo tính khoan hồng, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.


Đảm bảo các bản án hình sự đúng người, đúng tội

Báo cáo công tác năm 2019 của do Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Nguyễn Hoà Bình trình bày trước Quốc hội sáng 4-11 nêu rõ, năm 2019, số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trình bày báo cáo trước Quốc hội. 

TAND tối cao đã chỉ đạo các Tòa án tập trung thực hiện tốt nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác xét xử nên đã hoàn thành những chỉ tiêu cơ bản do Quốc hội giao.

Cụ thể, từ ngày 1-10-2018 đến ngày 30-9-2019, các Tòa án đã thụ lý 625.979 vụ việc, đã giải quyết được 500.361 vụ việc (đạt tỷ lệ 80%); so với năm 2018, số vụ việc đã thụ lý tăng 69.141 vụ (12,4%), đã giải quyết tăng 58.808 vụ (13,3%); số vụ việc còn lại hầu hết trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.

"Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,09%, đáp ứng yêu cầu Quốc hội đề ra", Chánh án TAND Tối cao nêu.

Xét xử các vụ án hình sự, các Tòa án đã thụ lý 87.712 vụ với 146.453 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 77.456 vụ với 126.512 bị cáo, đạt tỷ lệ 88,3% về số vụ và 86,4% về số bị cáo (so với năm 2018, thụ lý tăng 11.452 vụ với 18.199 bị cáo; giải quyết tăng 10.434 vụ với 15.975 bị cáo).

Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đã phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng được dư luận xã hội quan tâm như: vụ án Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam phạm tội "Tổ chức đánh bạc", "Đánh bạc"...; vụ án Phan Văn Anh Vũ phạm tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; vụ án Trần Phương Bình phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng";...

Bị cáo Phan Sào Nam được áp giải tới toà. 

Theo Chánh án TAND Tối cao, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, vừa nghiêm khắc, vừa đảm bảo tính khoan hồng, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Các Tòa án đã chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp, các hình phạt bổ sung và xác định trách nhiệm bồi thườngnhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại,nhất là đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Công tác thi hành án hình sự; miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước được các Tòa án thực hiện kịp thời, không để quá hạn luật định; việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đều có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Hòa giải tranh chấp dân sự tại Toà án có nhiều kết quả khả quan

Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao cũng cho biết, thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, TAND Tối cao đã triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TAND hai cấp thành phố Hải Phòng với tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành đạt 76,2%.

Sau thành công tại Hải Phòng, đã mở rộng triển khai thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả đã hòa giải thành, đối thoại thành được 36.985 vụ việc, trên tổng số 47.493 vụ việc, đạt tỷ lệ 78,08%. Như vậy, số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành đã giúp các Tòa án không phải xét xử 36.985 vụ việc, qua đó tiết kiệm hàng chục tỷ đồng.

Kết quả thí điểm đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống, xã hội, phù hợp với xu hướng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp thay thế xét xử của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, TAND Tối cao đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.

Quỳnh Vinh - Thiện Minh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文