Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được COVID-19

19:40 28/04/2020
Chiều 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.


Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia (tính đến 11h ngày 28/4), thế giới ghi nhận hơn 3 triệu trường hợp mắc COVID-19 tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; có 211.609 trường hợp tử vong. 

Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 40.766 trường hợp mắc và 1.447 tử vong, trong đó Singapore ghi nhận số mắc cao nhất (14.423) và Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (765).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, ghi nhận 270 trường hợp mắc, và đây là ngày thứ 12 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng, kể từ ngày 17/4. 

Hiện nay, 230 trường hợp đã khỏi bệnh, 48 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161), trong đó bệnh nhân số 20 và 161 đang tập cai thở máy.

Ban Chỉ đạo cho biết, có 5 trường hợp khỏi bệnh nhưng được xét nghiệm dương tính trở lại đang được theo dõi tại các cơ sở y tế. Điều đó cho thấy tính phức tạp trong cơ chế lây nhiễm của SARS-CoV-2, cần đánh giá và triển khai đúng các biện pháp phòng, chống nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng, nhưng không biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ.

Về vấn đề xét nghiệm, cả nước hiện có 112 phòng xét nghiệm Realtime-PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày).

Thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Đại học Nagasaki của Nhật Bản nghiên cứu và phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể. Điểm khác biệt rất đáng chú ý là sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. 

Sinh phẩm “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: Sử dụng rộng rãi cho tất cả các tuyến từ tuyến huyện; độ nhạy và độ đặc hiệu cao khoảng 95% sau khi bị nhiễm 8 ngày; giá thành của sinh phẩm này rẻ (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm). 

Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nếu thành công, Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể và thương mại hóa. Hai xét nghiệm trên đây dùng để bổ trợ cho nhau trong việc khẳng định COVID-19 và xác định mức độ lây lan trong cộng đồng.

 Thời gian tới, với 2 loại sinh phẩm sản xuất được, Việt Nam sẽ hoàn toàn chủ động việc xét nghiệm mà không cần phải mua thêm máy móc, thiết bị xét nghiệm cũng như các sinh phẩm, hóa chất cần thiết khác.

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến.

Qua nghe báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia, ý kiến các thành viên, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được chủ quan, không được lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống dịch, lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn. 

Các cơ quan chức năng, đặc biệt Ban Chỉ đạo quốc gia cần tiếp tục thực hiện chiến lược được đề ra, kiên quyết ngăn chặn dịch xâm nhập, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả. Mặc dù nguy cơ thấp, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng trong 12 ngày gần đây, nhưng việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 trên một số góc độ, một số khu vực cần phải tiếp tục được quan tâm, nhất là trong kỳ nghỉ lễ kéo dài. 

Thủ tướng yêu cầu, người đứng đầu chính quyền cơ sở phải kiên quyết thực hiện các biện pháp đã nêu ra, đặc biệt là chống tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ các biện pháp phòng dịch thông thường. 

Về đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia sửa đổi Nghị quyết 20 nhằm giải phóng năng lực sản xuất, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất khẩu trang phục vụ phòng chống dịch trong  nước và xuất khẩu, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, tạo điều kiện tối đa sản xuất các thuốc điều trị COVID-19 và vật tư y tế. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín quốc gia. 

Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc xem xét bổ sung Nghị quyết 37 của Chính phủ về một số nhóm đối tượng hưởng chính sách về phòng, chống dịch. Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện trình Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các Bộ, ngành cần tập trung lực lượng, các giải pháp để tiếp tục kiểm soát nguy cơ nhiễm từ bên ngoài. 

Thủ tướng cho rằng, thời điểm này cần nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội; khởi động, tăng tốc phát triển kinh tế ở lĩnh vực có hệ số an toàn cao, trên cơ sở phương án phòng dịch, dập dịch nhanh nếu phát hiện. Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế xã hội. 

Các địa phương và ngành giáo dục cần lưu ý việc bảo đảm an toàn khi học sinh đi học trở lại. Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn thật cụ thể, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Đồng thời yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Y tế, và các địa phương triển khai các biện pháp kiểm soát y tế đối với những người từ nước ngoài về Việt Nam qua đường hàng không, đường mòn lối mở biên giới. 

Bộ GTVT căn cứ diễn biến dịch, đặc biệt là nhu cầu đi lại của nhân dân, hướng dẫn việc bảo đảm an toàn và quyết định việc tăng dần tần suất các chuyến bay nội địa phù hợp, cũng như khách đi tàu lửa, đi ô tô, bảo đảm số chuyến, không để dồn ứ hành khách có nhu cầu đi lại.

Thủ tướng cũng lưu ý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong vấn đề mua các thiết bị y tế, nếu phát hiện tiêu cực, tham nhũng phải chuyển đến cơ quan điều tra để xử lý nghiêm. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị quyết 42 của Chính phủ về hỗ trợ 62 ngàn tỷ đến người dân gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, cố gắng hoàn thành trước kỳ nghỉ lễ 30/4 sắp tới.

Theo báo cáo của BCĐ Bộ Công an về phòng chống dịch COVID-19, sau 5 ngày thực hiện nới lỏng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/ CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình hình trật tự an toàn xã hội (TTATXH) cơ bản ổn định. Tình hình trật tự an toàn giao thông ( TTATGT) ổn định, kiểm soát tốt, chiều hướng tích cực, giảm so với 5 ngày liền kề trước đó. 

Trong đó, TNGT xảy ra 90 vụ, làm 57 người chết, 63 người bị thương ( giảm 6 vụ, 19 người chết, 6 người bị thương so với 5 ngày liền kề trước đó). Về cháy nổ: xảy ra 33 vụ, làm bị thương 1 người ( tăng 11 vụ). Số vụ phạm pháp hình sự giảm so với 5 ngày liền kề trước đó. Việc nới lỏng cách ly xã hội đã làm giảm mạnh các hành vi vi phạm bị xử phạt và nhắc nhở liên quan đến thực hiện những quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn, Trưởng BCĐ phòng chống dịch Bộ Công an tại đầu cầu Bộ Công an.

Cụ thể, sau 5 ngày thực hiện nới lỏng cách ly xã hội, tình hình TTATXH cơ bản ổn định. Cả nước đã xảy ra 342 vụ phạm pháp hình sự (giảm 31 vụ, tương đường 8,3% so với 5 ngày liền kề trước đó), trong đó xảy ra 7 vụ chống người thi hành công vụ (giảm 8 vụ so với trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội). Tuy nhiên, thời gian này vẫn xảy ra những vụ việc tụ tập đông người sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe trái phép.

 Theo Ban chỉ đạo Bộ Công an về phòng chống dịch COVID-19, sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định nới lỏng cách ly xã hội (ngày 23/4/2020), qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an nhận thấy số lượng người dân ra đường ở các thành phố lớn rất đông, gần bằng những ngày trước khi thực hiện cách ly xã hội; nhiều hàng quán mở lại chưa tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh, người dân tụ tập ăn nhậu đông người. Đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong một bộ phận người dân cần phải được chấn chỉnh.

Dự báo trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, do tâm lý người dân sau nhiều ngày cách ly xã hội sẽ di chuyển, đi lại tăng lên, tình hình tội phạm sẽ diễn biến phức tạp, nhất là các hành vi trộm cắp, cố ý gây thương tích, đánh bạc... 

Bộ Công an đã có điện chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp công tác nhằm bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. 

Để đảm bảo ổn định TTATXH, BCĐ phòng chống dịch Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với lực lượng Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị, phòng, chống cháy, nổ.

 Tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là liên quan đến việc tập trung đông người tại các địa điểm tổ chức sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước; các khu công nghiệp, khu nhà trọ, trung tâm thương mại, các địa điểm vui chơi, giải trí...

Tâm Phạm

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文