Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa

16:38 01/10/2020
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt, không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự.


Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 1/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc gần đây tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Cần nhắc lại một lần nữa rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đầy đủ của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng tại họp báo chiều 1/10. 

“Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quá trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), không góp phần vào duy trì một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng nêu rõ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự”.

Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi về tiến trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin: “Việc nối lại đàm phán COC sau thời gian bị gián đoạn do dịch bệnh COVID-19 là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc”.

“Việt Nam chia sẻ ưu tiên này vì Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán COC, tiến tới sớm đạt được COC chất lượng, tổng thể, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982”, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Trước đề nghị bình luận về công hàm chung mới đây của Anh, Pháp, Đức về vấn đề Biển Đông, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho hay: “Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông là nhất quán và đã được thể hiện trong nhiều dịp khác nhau. Việt Nam cho rằng, các nước chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông”.

Theo bà Hằng, để thực hiện điều này, “việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm UNCLOS 1982 là thiết yếu”.

“Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua và thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 rằng, UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”, bà Hằng nói.

“Với tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng, tất cả các nước, bao gồm các nước đối tác của ASEAN, sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác, theo luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam đã luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong tiến trình này.

Thiện Minh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文