Việt Nam sở hữu đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền ở Biển Đông

14:53 14/10/2019
Phát biểu tại buổi tọa đàm ''Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế" diễn ra ngày 14-10 tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định, Việt Nam sở hữu đầy đủ những bằng chứng lịch sử xác thực, xuyên suốt về chủ quyền ở Biển Đông.

Nhằm tuyên truyền sâu rộng về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, khẳng định những chứng cứ lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, ngày 14-10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế".

Tại buổi tọa đàm, nhà báo Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, thời gian gần đây, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới việc bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của nước ta. 

Các diễn giả tham dự buổi tọa đàm.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh: "Chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên".

Trao đổi với các khách mời và nhà báo tham gia buổi tọa đàm, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ đã đưa ra nhiều tư liệu có giá trị cả về tính lịch sử, cả về mặt pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, làm rõ nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; từ đó khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử xác thực, xuyên suốt về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.

Liên quan đến những phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với các yêu sách phi lý trên Biển Đông, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, Biển Đông từ lâu trở thành mối quan tâm của các nước đặc biệt là các nước lớn, tiềm tàng nhiều lợi ích đan xen liên quan tới quyền tự do hàng hải và hàng không đi qua Biển Đông. Chính những lợi ích ấy đã dẫn đến sự phức tạp về tranh chấp và các vấn đề chủ quyền.

Trên thực thế, theo ông Hồi, trong thời gian gần đây, phản ứng quốc tế trước các yêu sách phi lý trên Biển Đông đã nhiều và tập trung hơn, trong đó nổi bật là phản đối các hành động phi lý, và yêu cầu tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. "Có thể nói, Việt Nam nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và vô tư từ quốc tế, bên cạnh sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại thông qua sự ủng hộ của quốc tế là hết sức quý giá với chúng ta", ông đánh giá.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các diễn giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển. Đồng thời, góp phần giúp người dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hiểu đúng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế.

An Nhiên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文