Việt Nam tăng cường tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ

12:42 23/11/2018
Hội thảo quốc tế về "Nâng cao năng lực của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc" (GGHB LHQ) đã diễn ra tại Hà Nội ngày 23-11, dưới sự phối hợp của Bộ Quốc phòng và Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Hội thảo. 

Thượng tướng  Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam kiêm Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam chủ trì Hội thảo; đồng chủ trì các phiên thảo luận có  Ngài Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; Ngài Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Việt Nam.

Tham dự Hội thảo có Đại sứ từ Austalia, Bỉ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Liên bang Nga cùng nhiều Phó Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực, Tham tán Công sứ các Đại sứ quán.

Với 3 chủ đề chính: Kế hoạch và những ưu tiên của Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ; xây dựng năng lực cho Trung tâm huấn luyện của Cục GGHB Việt Nam và Hỗ trợ sự triển khai bền vững của Việt Nam, hội thảo được tổ chức nhằm xác định phương pháp, nội dung, lộ trình hợp tác phù hợp, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực tham gia hoạt động GGHB LHQ, xây dựng Cục GGHB Việt Nam thành Trung tâm đào tạo, huấn luyện ở khu vực và quốc tế về lĩnh vực GGHB LHQ. 

Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam kiêm Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Việt Nam đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, chúng tôi hiểu thế nào là hậu quả của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Vì vậy Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vừa là đóng góp công sức của Việt Nam cho hòa bình của thế giới những cũng là vừa củng cố hòa bình, ổn định trên chính đất nước mình".

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết, Việt Nam còn rất mới mẻ trong hoạt động này. Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam, Việt Nam rất cần sự hợp tác, hỗ trợ từ quốc tế, trước hết là từ LHQ và sau đó là của các nước đối tác. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng bày tỏ hy vọng về một sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, không chỉ là Việt Nam tiếp nhận sự hỗ trợ từ các nước mà mong muốn trong tương lai không xa, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực của mình với các quốc gia khác.

Đại tá Trần Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, cũng trình bày ngắn gọn nhiều nội dung về hoạt động và nỗ lực GGHB của Việt Nam trong thời gian qua cũng như một số định hướng trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2012-2014, Việt Nam đã chuẩn bị các cơ sở pháp lý, như điều chỉnh Hiến pháp, để tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã và sẽ mở rộng các lực lượng tham gia, bắt đầu bằng hình thức cá nhân, từ 2 sĩ quan được triển khai tại Phái bộ Nam Sudan vào tháng 6-2014. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Đến nay, Việt Nam đã triển khai được 29 sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan và CH Trung Phi, trong đó có một nữ sĩ quan. Tất cả đều được Phái bộ và LHQ đánh giá cao, đáp ứng tốt các yêu cầu công việc tại Phái bộ trên nhiều nhiệm vụ như sĩ quan tham mưu, sĩ quan liên lạc, sĩ quan thông tin tình báo hay quan sát viên quân sự…

Tháng 10-2018, Việt Nam lần đầu tiên triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 để thay thế cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Anh tại Nam Sudan. Trong suốt hơn một tháng hoạt động vừa qua, chúng tôi đã nhận được những phản hồi rất tích cực về năng lực chuyên môn, khả năng đối ngoại và phối hợp trong môi trường đa quốc gia.

Dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nghiên cứu và xem xét khả năng để tham gia ở hình thức sâu hơn, rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, cả về số lượng lẫn hình thức. Trong đó có nghiên cứu đến hình thức đội Công binh, Cảnh sát, Quân cảnh, lực lượng dân sự hay vận tải đường không. Dự kiến, đội Công binh đầu tiên sẽ được triển khai đến Nam Sudan vào năm 2020.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, cả về hạ tầng, trang bị, con người và thể chế; sự thiếu hụt về năng lực, kinh nghiệm, năng lực chỉ huy, điều hành và cả vấn đề năng lực ngôn ngữ.

Duy Tiến

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文