Việt Nam hợp tác với các nước thực hiện chặt chẽ DOC và UNCLOS 1982

22:45 16/06/2017
Tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, các nước thành viên đã khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề liên quan đến biển, đại dương.

Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 27 các nước thành viên UNCLOS 1982 diễn ra tại New York (Mỹ) từ ngày 12 đến 16-6 cùng đại diện 160 quốc gia thành viên, đại diện các cơ quan được thành lập theo UNCLOS 1982 cùng một số tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực biển và đại dương.

Đại diện các quốc gia thành viên đã xem xét báo cáo hoạt động của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS 1982, thảo luận về các vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện UNCLOS 1982 và phát triển của luật biển quốc tế. Trong dịp này, các quốc gia thành viên đã tiến hành bầu 7 vị trí thẩm phán ITLOS nhiệm kỳ 2017-2026 và 21 thành viên CLCS nhiệm kỳ 2017-2022.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN

Hội nghị khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề liên quan đến biển, đại dương. Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương; nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm hoàn thành quy định về thăm dò, khai thác vùng đáy đại dương và văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu rõ tầm quan trọng của Biển Đông đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và thế giới, nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, hợp tác trong việc sử dụng bền vững Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Việt Nam khẳng định hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, hợp tác trong việc sử dụng bền vững Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng. Ảnh: ITN

Đại sứ cho biết Việt Nam đang tích cực hợp tác với các nước thông qua các diễn đàn song phương và đa phương như ASEAN, ARF, APEC về bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; tìm kiếm và cứu nạn; ứng phó với tình huống khẩn cấp và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chống tội phạm ở Biển Đông. Ở cấp quốc gia, Chính phủ và nhân dân các địa phương Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp như bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, ứng phó với tình huống khẩn cấp và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ở các vùng ven bờ của Việt Nam.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước khu vực trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam kêu gọi các bên liên quan không có các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

T. Anh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文