Việt Nam hợp tác với các nước thực hiện chặt chẽ DOC và UNCLOS 1982

22:45 16/06/2017
Tại Hội nghị lần thứ 27 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, các nước thành viên đã khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề liên quan đến biển, đại dương.

Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 27 các nước thành viên UNCLOS 1982 diễn ra tại New York (Mỹ) từ ngày 12 đến 16-6 cùng đại diện 160 quốc gia thành viên, đại diện các cơ quan được thành lập theo UNCLOS 1982 cùng một số tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực biển và đại dương.

Đại diện các quốc gia thành viên đã xem xét báo cáo hoạt động của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS 1982, thảo luận về các vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện UNCLOS 1982 và phát triển của luật biển quốc tế. Trong dịp này, các quốc gia thành viên đã tiến hành bầu 7 vị trí thẩm phán ITLOS nhiệm kỳ 2017-2026 và 21 thành viên CLCS nhiệm kỳ 2017-2022.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN

Hội nghị khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề liên quan đến biển, đại dương. Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương; nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm hoàn thành quy định về thăm dò, khai thác vùng đáy đại dương và văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu rõ tầm quan trọng của Biển Đông đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực và thế giới, nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, hợp tác trong việc sử dụng bền vững Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Việt Nam khẳng định hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, hợp tác trong việc sử dụng bền vững Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng. Ảnh: ITN

Đại sứ cho biết Việt Nam đang tích cực hợp tác với các nước thông qua các diễn đàn song phương và đa phương như ASEAN, ARF, APEC về bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; tìm kiếm và cứu nạn; ứng phó với tình huống khẩn cấp và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chống tội phạm ở Biển Đông. Ở cấp quốc gia, Chính phủ và nhân dân các địa phương Việt Nam đã và đang triển khai nhiều biện pháp như bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, ứng phó với tình huống khẩn cấp và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ở các vùng ven bờ của Việt Nam.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước khu vực trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam kêu gọi các bên liên quan không có các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

T. Anh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文