Việt Nam tích cực tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn

11:44 15/10/2018
Việt Nam đang có những bước đi tích cực nhằm tham vấn ý kiến, tiếp thu kinh nghiệm và thu thập ý kiến phản biện đa chiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, các chuyên gia và tổ chức quốc tế để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về việc thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn.

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn) trước Uỷ ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc tại Thụy Sĩ tháng 11-2018, từ ngày 15 đến 16-10, Bộ Công an phối hợp với Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo tham vấn về Hồ sơ bảo vệ Báo cáo và Phiên bảo vệ giả định cho Đoàn Việt Nam.

Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế dự Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại diện các cơ quan ngoại giao các nước Australia, Mỹ, Na Uy, Bỉ, Thụy  Điển; các tổ chức quốc tế như Cơ quan phát triển phụ nữ của Liên Hợp Quốc; Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE); Tổ chức Di cư quốc tế (IOM); các Bộ, Ban, Ngành, địa phương và các cơ quan liên quan của Việt Nam. 

Đây là hoạt động quan trọng nhằm tham vấn ý kiến, tiếp thu kinh nghiệm và thu thập ý kiến phản biện đa chiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, các chuyên gia và tổ chức quốc tế để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an giới thiệu tóm tắt về Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn; dự thảo phát biểu của trưởng đoàn công tác liên ngành của Việt Nam tại Phiên bảo vệ báo cáo; một số thông tin quan trọng về tình hình thực thi Công ước tại Việt Nam thời gian qua cũng như quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo.

Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an phát biểu tại hội thảo.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh, báo cáo dài 72 trang tiếng Việt, với 246 khổ, chia làm 3 phần, kèm theo 14 phụ lục có liên quan, có kết cấu được xây dựng theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc đã làm rõ quá trình tham gia Công ước chống tra tấn và quá trình xây dựng Báo cáo của Việt Nam, về áp dụng các điều ước quốc tế và vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam; đưa ra những đánh giá, nhận định mức độ tương thích, phù hợp của pháp luật Việt Nam với nội dung Công ước cũng như việc thực thi Công ước của Việt Nam; và trên cơ sở các phân tích, nhận định, đánh giá về những ưu điểm và khó khăn, vướng mắc Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi Công ước, Báo cáo đã tóm tắt phương hướng thực hiện Công ước của Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo cũng được nghe ông Geogre Tugushi, nguyên thành viên Uỷ ban chống tra tấn giới thiệu tổng quan về Công ước, Uỷ ban phòng chống tra tấn của Liên Hợp Quốc và các quy định về Báo cáo quốc gia, bảo vệ Báo cáo quốc gia; bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc Quốc gia, UNDP Việt Nam giới thiệu một số nét về việc chuẩn bị cho lần bảo vệ đầu tiên Báo cáo quốc gia của Việt Nam và các bước tiếp theo. Trong khi đó, các đại biểu trong và ngoài nước đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ Báo cáo của Việt Nam.

Theo lịch trình, sau khi kết thúc Hội thảo, Phiên bảo vệ giả định sẽ được tiến hành trong 1,5 ngày, với sự tham dự của 45 đại biểu là thành viên Đoàn công tác liên ngành và Tổ thư ký bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam và chuyên gia quốc tế cùng các chuyên viên của UNDP Việt Nam.

Công ước chống tra tấn là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Nội dung Công ước phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, do đó, Việt Nam đã tích cực, khẩn trương phê chuẩn Công ước từ năm 2014, đưa Công ước vào có hiệu lực với Việt Nam từ năm 2015.

Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước chống tra tấn, ngày 17-3-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước. Trên cơ sở đó, Bộ Công an từ năm 2015 đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về các biện pháp Việt Nam đã tiến hành để thực hiện nghĩa vụ thành viên Công ước theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, có tham khảo kinh nghiệm từ báo cáo quốc gia của các thành viên khác của Công ước và hướng dẫn của các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế.

Sau nhiều nỗ lực của Ban soạn thảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan, ngày 28-4-2017, Báo cáo quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đệ trình lên Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp Quốc theo quy định tại Điều 19 của Công ước. Để phục vụ cho công tác bảo vệ Báo cáo quốc gia, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp các thông tin, số liệu để xây dựng Hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia.

Theo chương trình làm việc của Ủy ban chống tra tấn, Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam dự kiến sẽ trình bày và bảo vệ Báo cáo quốc gia tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ trong các ngày 14 và 15-11.


T. Minh

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

Đối với lực lượng Công an xã những người “gần dân, sát dân” nhất trong hệ thống bảo vệ an ninh Tổ quốc, công nghệ đang mở ra một cánh cửa mới của đổi mới tư duy, nâng tầm nghiệp vụ, và hơn hết là cửa của một hành trình phụng sự nhân dân hiệu quả, sâu sát và nhân văn hơn bao giờ hết.

Jason Pendant Quang Vinh, một cầu thủ Việt kiều Pháp tin rằng mấu chốt của một hành trình xuất ngoại thành công phải đến từ sự thích nghi. Chỉ khi nói được thứ tiếng bản địa, làm quen với văn hoá địa phương… mới có thể giúp cầu thủ tìm được chỗ đứng ở một phương trời xa lạ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Ở Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc cấp 7, giật cấp 8.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.