Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

17:38 19/09/2017
Hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước hiện có 1.002 cột mốc và cọc dấu tại 905 vị trí, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký kết ngày 16-3-2016.

Tại Hội nghị tổng kết hoàn thành Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ở Hà Nội chiều 19-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành và 10 tỉnh biên giới đã cùng đánh giá quá trình thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào, đồng thời quán triệt việc triển khai các văn kiện liên quan nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về biên giới, lãnh thổ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem lại tư liệu về công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền cho biết, khu vực biên giới Việt Nam - Lào có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội của hai nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể thực hiện kế hoạch công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa Việt Nam - Lào, từ năm 2008 đến nay, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan và với phía Lào hoàn thành thắng lợi toàn bộ Kế hoạch tổng thể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Ngày 16-3-2016, tại Hà Nội, hai bên đã tổ chức thành công lễ tổng kết song phương hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước; ký hai văn kiện quan trọng (có hiệu lực từ ngày 5-9-2017) gồm Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Việc hoàn thành toàn bộ công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào góp phần quan trọng hoàn thiện chất lượng đường biên giới Việt Nam-Lào cả về pháp lý và thực hiện, khẳng định việc kết thúc toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ với nước bạn Lào anh em.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị.

Từ nay, hai nước chúng ta đã có một đường biên giới rất rõ ràng, chính xác và vĩnh viễn, được ghi nhận chi tiết trong các văn kiện pháp lý, bản đồ đình kèm và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bền vững trên thực địa.

Thành quả này không chỉ tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ đường biên giới, mà còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch; góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới".

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết hoàn thành Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu ra các nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới trong tình hình mới.

Đó là: quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước về quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia, chăm lo đời sống người dân vùng biên giới, phối hợp chặt chẽ với Lào tổ chức thực hiện có hiệu quả về Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào, thực hiện công tác kè gia cố, sửa chữa, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, kịp thời ngăn chặn mọi hành động xâm phạm đường biên giới, mốc giới.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao tặng các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của Lào trong hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch vùng biên giới, đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của các văn bản pháp lý biên giới Việt-Lào đã ký kết và xem xét những kiến nghị cụ thể được Bộ Ngoại giao và các đại biểu nêu trong Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tại Hội nghị.

Cũng nhân dịp này, Bộ Ngoại giao đã tổ chức công bố Quyết định và trao tặng các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào.

Đường biên giới Việt Nam - Lào dài khoảng 2.337 km, tiếp giáp giữa 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào. Ngày 18-7-1977, Việt Nam và Lào đã kết thúc đàm phán và ký kết "Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào”, tạo cơ sở về mặt chính trị và pháp lý cho việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Trong giai đoạn 1978 - 1987, hai bên đã tổ chức và hoàn thành cơ bản công tác phân giới cắm mốc đường biên giới trên thực địa, giải quyết xong các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giải quyết biên giới giữa hai nước. Từ năm 1987 đến nay, đồng thời với việc phối hợp tổ chức quản lý, bảo vệ và xây dựng đường biên giới chung, hai bên đã hoàn thành việc lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50 000 bằng công nghệ kỹ thuật số; giải quyết toàn bộ các sai lệch về đường biên, mốc giới và các đoạn biên giới còn tồn đọng trước đây; phối hợp với Trung Quốc cắm mốc và ký Hiệp ước về điểm ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc; phối hợp với Campuchia cắm mốc và ký Hiệp ước về điểm ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. Từ năm 2008 đến năm 2016, hai nước phối hợp triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm nâng cao, hoàn thiện chất lượng đường biên giới giữa hai nước cả trên thực địa và hồ sơ pháp lý. Hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước hiện có 1.002 cột mốc và cọc dấu tại 905 vị trí, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào.


Sông Thương - Phùng Nguyễn

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文