Xem xét kiến nghị của người dân tại khu "phố cà phê đường tàu"

09:53 07/11/2019
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia vừa giao Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý đơn kiến nghị của người dân tại khu "phố cà phê đường tàu" (Hà Nội) theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tuyệt đối trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Ngày 6-11, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia vừa giao Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý đơn kiến nghị của người dân tại khu "phố cà phê đường tàu" (Hà Nội) theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tuyệt đối trật tự, an toàn giao thông đường sắt.


Lực lượng chức năng ngăn cản du khách vào khu vực đường tàu.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu giải pháp lâu dài thực hiện di dời, tái định cư các hộ sinh sống, kinh doanh trong khu vực hành lang ATGT đường sắt, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Đường sắt và ổn định đời sống, cũng như hoạt động kinh doanh lâu dài cho người dân.

Nhiều năm qua, đoạn đường sắt thuộc địa bàn phường Trần Phú, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tồn tại tình trạng các hộ gia đình ven đường sắt kinh doanh cà phê, nhiều khách du lịch quay phim, chụp ảnh khu vực đường tàu, dẫn đến phức tạp về trật tự, an toàn đường sắt. Bởi các quán cà phê chỉ cách mép ray ngoài cùng từ 1,8m đến 2,3m, khi tàu chạy qua khoảng không còn lại rất ít, vì vậy đe dọa nghiêm trọng mất ATGT, nguy cơ tàu đâm va người rất cao.

Ngày 3-10, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị TP Hà Nội giải tán tụ điểm cà phê trên đường sắt do đe dọa mất an toàn; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm ATGT đường sắt trên địa bàn. Ngay sau đó, Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu các quận, huyện thực hiện ngay việc kiểm tra, xử lý vi phạm, hoàn thành trước 12-10. Từ sáng 10-10, tại khu vực cà phê đường tàu đường ngang Trần Phú, Phùng Hưng, các lực lượng chức năng địa phương đã thực hiện rào chắn, không cho khách du lịch đi vào hành lang ATGT đường sắt để đảm bảo an toàn.

Sau khi lực lượng chức năng rào chắn, không cho khách du lịch đi vào hành lang ATGT đường sắt ở đây, đại diện cư dân xóm "cà phê đường tàu" đã gửi đơn kêu cứu gửi lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT và chính quyền địa phương, đề xuất được kinh doanh trở lại.

Theo đó, cư dân xóm "cà phê đường tàu" nêu ra những khó khăn về mưu sinh kể từ khi không được bán cà phê ven đường tàu. Mong muốn được kinh doanh trở lại, họ đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như an ninh đường sắt, đồng thời đề xuất tự dựng barie trước khu vực cửa nhà để ngăn không cho hành khách bước ra khu vực đường ray, lắp camera giám sát để biết trước mỗi khi có tàu đến nhằm cảnh báo cho người dân và du khách du lịch. Các hộ dân cũng đề xuất, trong phạm vi phố "cà phê đường tàu" chỉ 200 mét, ngành đường sắt cho vận hành tàu chạy với tốc độ chỉ 5-10km/h đảm bảo an toàn tàu chạy, an toàn cho người dân, du khách tham quan.

Về vấn đề này, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, việc du khách đi lại xung quanh đường tàu không chỉ đe dọa mất an toàn khi có tàu chạy qua mà còn gây cản trở đến việc duy tu bảo trì đường sắt. Các hoạt động du lịch, hàng quán này cũng ảnh hưởng đến kết cấu đường sắt như trượt đá, rãnh thoát nước bị tắc. Công nhân đường sắt thường xuyên phải thay tà vẹt, đào rãnh, chèn đá, phải huy động cả máy móc, dụng cụ để thi công; rồi nhân viên tuần đường phải đi kiểm tra hàng ngày, trong khi hàng quán, bàn ghế, người ngồi la liệt trên hành lang đường sắt, trên đường ray, rất khó thực hiện tác nghiệp. Đặc biệt,  nhiều đoàn tàu thay đổi giờ chạy nên có thể đi qua bất ngờ và không đảm bảo an toàn cho du khách đi lại khu vực này. Hoặc nhỡ xảy ra trật bánh tàu bất ngờ, chưa cần đến đổ tàu, chỉ cần chệch ra khỏi đường ray thì với khoảng cách hẹp như vậy, sẽ rất nguy hiểm cho người đang đứng quay phim, chụp ảnh cạnh đó.


Thu Thuỷ

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文