Kỷ niệm 40 năm chiến thắng biên giới Tây Nam:

Việt Nam đã giúp đỡ Cách mạng Campuchia trong lúc khó khăn nhất

13:46 04/01/2019
Sáng 4-1, Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 - 07/01/2019) đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.

Tới dự buổi lễ có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, thành phố Hà Nội, các tỉnh giáp biên giới Campuchia; cùng nhiều đại biểu lão thành Cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; đại diện cựu chuyên gia, quân tình nguyện, đại diện các gia đình thương binh, liệt sĩ, có người thân từng làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia...

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại buổi lễ.

Tham dự còn có Đoàn đại biểu cấp cao Campuchia do Ngài Tep Ngorn, Ủy viên Ban Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia dẫn đầu; và đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ôn lại lịch sử quan hệ đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia trong lịch sử. 

Thủ tướng cho biết, năm 1975, ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Campuchia chưa kịp hưởng hòa bình thì lại rơi vào bi kịch lớn. Tập đoàn phản động Pol Pot đặt dân tộc Campuchia trước thảm hỏa diệt chủng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài người. Hơn thế nữa, Tập đoàn phản động Pol Pot còn đưa quân gây chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam, giết hại hàng vạn dân thường, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em; đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, tài sản của người dân...

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại buổi lễ.

Trong lúc nguy nan, khó khăn nhất của Cách mạng Campuchia, cùng với nhiều người Campuchia yêu nước lúc đó, Trung đoàn trưởng Hun Sen đã đặt niềm tin vào Việt Nam. Quân và dân Việt Nam đã chia sẻ khó khăn, giúp đỡ, huấn luyện nhiều cán bộ Campuchia trở thành lực lượng nòng cốt và từng bước phối hợp với lực lượng nổi dậy trong nước đấu tranh chống Tập đoàn phản động Pol Pot. 

"Mặc dù còn chưa kịp khắc phục hậu quả nặng nề của hơn 20 năm chiến tranh, nhưng theo lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã quyết tâm sát cánh cùng nhân dân Campuchia chiến đấu", Thủ tướng nói.

Với nỗ lực của Campuchia và sự giúp đỡ hiệu quả của Việt Nam, ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnom Penh được giải phóng. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại. Từ đó, nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng đất nước. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chiến thắng ngày 7-1-1979 đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng, hồi sinh dân tộc Campuchia, mở ra kỷ nguyên mới phát triển, độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và phồn vinh. Đối với Việt Nam, chiến thắng này một lần nữa khẳng định ý chí và sức mạnh quật cường của nhân dân Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ láng giềng anh em truyền thống, gắn bó, thủy chung, lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam với nhân dân Campuchia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

“Và thật vinh dự khi người dân Campuchia đã trìu mến gọi những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam là "bộ đội nhà Phật". Ngày quân tình nguyện Việt Nam về nước, báo Pracheachon (Nhân Dân) của Campuchia ngày 29-6-1989 đã ra xã luận viết: Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xúc động nói.

Sau nhiều năm xét xử, với hàng trăm ngàn tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 16-11-2018, Phiên tòa Bất thường trong hệ thống Tòa án của Campuchia dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc đã chính thức ra phán quyết các cựu thủ lĩnh của Tập đoàn diệt chủng Pol Pot phạm tội ác diệt chủng chống lại nhân loại. Dù thời gian 40 năm trôi qua, nhưng phán quyết đã trả lại công lý cho những nạn nhân vô tội, bị tàn sát bởi bè lũ diệt chủng Pol Pot và một lần nữa khẳng định tính chính nghĩa sáng ngời và sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Các đại biểu dự buổi lễ.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của cán bộ, chiến sĩ, bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, vượt qua muôn vàn thử thách cam go, hiến dâng cả máu đào của mình chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả. Công lao to lớn đó mãi mãi được lịch sử khắc ghi trong thiên sử vàng đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia.

Nhìn lại 40 năm kể từ chiến thắng ngày 7-1-1979 đến nay, Thủ tướng vui mừng nhấn mạnh, Campuchia là một trong số rất ít nước trên thế giới sau khi được nước khác giúp đỡ, lực lượng vũ trang cách mạng đã vươn lên tự lực gánh vác sứ mệnh bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của mình. Ngày nay, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Campuchia, sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia, đất nước Campuchia không ngừng phát triển vững mạnh.

Tiếp nối truyền thống đoàn kết anh dũng hào hùng của chiến thắng ngày 7-1-1979, Thủ tướng cho biết, Việt Nam và Campuchia đang đẩy mạnh quan hệ theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Quan hệ chính trị không ngừng được tăng cường, trong khi hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch y tế, giáo dục và giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.  Khu vực biên giới giữa hai nước vốn bị tàn phá nặng nề trong các cuộc chiến tranh trước đây, nay đã trở thành khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, người dân hai nước qua lại làm ăn gần gũi cùng nhau phát triển.

Ngài Tep Ngorn, Ủy viên Ban Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia,Phó Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia.

Ngài Tep Ngorn, Ủy viên Ban Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia khẳng định: “Nhân dân hai nước Campuchia - Việt Nam chúng ta là những người bạn tốt, anh em tốt, láng giềng tốt và đối tác tốt, từng có truyền thống đấu tranh, đoàn kết và cùng trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ”. 

Thay mặt Quốc hội, Thượng viện, Chính phủ, Mặt trận và nhân dân Campuchia, Ngài Tep Ngorn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, đồng thời luôn ghi nhớ công ơn to lớn không thể nào quên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, quân đội và nhân dân Việt Nam anh em đã có những hy sinh to lớn để giải phóng và cứu Tổ quốc và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng tàn bạo, góp phần vào tiến trình tìm kiếm hòa bình cho đất nước Campuchia. “Thực tế, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, kịp thời và hiệu quả của Việt Nam đã góp phần đưa đất nước Campuchia phát triển từ một quốc gia đắm chìm trong chiến tranh, khổ đau, điêu tàn, trở thành một quốc gia có hòa bình trọn vẹn, phát triển trên mọi lĩnh vực và thống nhất đất nước”, Ngài Tep Ngorn nói.

Thay mặt cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, Đại tá Nguyễn Dĩnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia, đã nhắc lại hình ảnh về hàng ngàn vạn những người lính trẻ Việt Nam hăng hái lên đường bảo vệ biên cương Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; cũng như hình ảnh tốt đẹp về tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy chung, trọn vẹn nghĩa tình giữa hai dân tộc Việt Nam- Campuchia.

Đại tá Nguyễn Dĩnh chia sẻ, khi cùng các đồng đội tiến quân vào Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam được nhân dân khắp vùng miền ở Campuchia hân hoan chào đón. Những ngày đầu giải phóng, bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã sát cánh cùng nhân dân Campuchia khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã cùng nuôi dưỡng hàng ngàn trẻ em Campuchia mồ côi sau nạn diệt chủng; giúp bạn xây dựng trường học, bệnh viện, củng cố chính quyền cách mạng…

Tại buổi lễ, đại diện thanh niên hai nước Việt Nam- Campuchia đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thế hệ cha anh, những người không tiếc thương máu xương vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, cũng như vì nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Campuchia; hứa cùng nhau giao lưu, hợp tác để gìn giữ, vun đắp mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và mãi mãi bền vững.


Thiện Minh

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文