Dữ liệu vụ “Hồ sơ Panama” được công bố rộng rãi trên mạng
Hồ sơ Panama đã chỉ ra cách mà những người giàu có dùng các công ty nước ngoài để trốn thuế và tránh sự trừng phạt. Hồ sơ này thuộc về công ty luật có trụ sở tại Panama là Mossack Fonseca và đã bị rò rỉ thông tin từ một nguồn tin được biết với tên “John Doe”. Công ty này phủ nhận mọi việc làm sai trái. Tuần trước, họ đã đưa ra một lệnh “ngừng và chấm dứt” nhằm ngăn chặn cơ sở dữ liệu bị đưa ra công chúng nhưng tổ chức có những tài liệu này là Hiệp Hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) vẫn tiếp tục công bố những tài liệu này.
Các thông tin liên quan đến Hồ sơ Panama được công bố trên trang offshoreleaks.icij.org. |
Tài liệu đã phanh phui số liệu về tài sản “ẩn” của hàng trăm chính trị gia, quan chức, những lãnh đạo đương chức cũng như đã về hưu của nhiều quốc gia, những người nổi tiếng và cả những ngôi sao thể thao. Nó liệt kê ra hơn 200 nghìn công ty vỏ bọc, các quỹ thành lập tại hơn 20 “thiên đường thuế” trên khắp thế giới.
Trong số những nhân vật có tên trong Hồ sơ Panama có cả Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko và Tổng thống Argentina Mauricio Macri. Ngoài ra còn có cả ngôi sao bóng đá người Argentina, Lionel Messi, huyền thoại điện ảnh HongKong, Jackie Chan và đạo diễn điện ảnh người Tây Ban Nha, Pedro Almodovar. Thủ tướng Iceland, Sigmundur Gunnlaugsson đã từ chức sau khi hồ sơ này được đưa ra ánh sáng.
Dung lượng thông tin rò rỉ của Hồ sơ Panama lớn nhất từ trước đến nay. |
Công ty luật Mossack Fonseca cho biết họ chư từng bị cáo buộc hay bị buộc tội với những hành vi phạm tội và nói họ là nạn nhân của một vụ tấn công tin học (hack). Các công ty có trụ sở ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp nhưng chức năng của chúng là thường để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu nguồn tiền cũng như để trốn thuế.
Ban đầu có khoảng 2,6 nghìn tỷ bytes thông tin tương đương 11,5 triệu tài liệu được công bố bởi tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức dưới bút danh “John Doe” hơn một năm trước. Tờ báo đã cho phép Hiệp Hội Quốc tế các nhà báo điều tra – ICIJ có quyền truy cập. Thông qua nó hàng trăm nhà báo bao gồm các nhà báo của BBC có thể điều tra dựa trên cơ sở dữ liệu đó. Các báo cáo của họ được công bố vào tháng trước. ICIJ cho biết: “Cơ sở dữ liệu sẽ không bao gồm hồ sơ của các tài khoản ngân hàng và giao dịch tài chính, email và các giấy tờ khác, hộ chiếu và số điện thoại. Chỉ những thông tin được lựa chọn và hạn chế được công bố trong mối quan tâm của cộng đồng.”
Hôm thứ Hai (10-5), 300 nhà kinh tế đã ký một bức thư kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới chấm dứt các “thiên đường thuế”, họ cho biết chúng chỉ phục lụ lợi ích cho những cá nhân giàu có và các tập đoàn đa quốc gia đồng thời nó cũng làm tăng thêm sự bất bình đẳng. Bức thư có nói: “Sự tồn tại của các “thiên đường thuế” không đem đến sự thịnh vượng toàn cầu nói chung, chúng chỉ phục vụ cho những mục đích kinh tế không hữu dụng.”
Tuần trước, bút danh “John Doe” đã đưa ra một tuyên bố gồm 1800 từ trong đó trích dẫn cụm từ “bình đẳng thu nhập” được xem là động cơ cho việc phanh phui này. John Doe cho biết: “Các ngân hàng, các cơ quan quản lý tài chính và thuế đã thất bại. Những quyết định được đưa ra đã bỏ qua cho những kẻ giàu có và thay vào đó lại tập trung vào những người có thu nhập trung bình và thấp.” John Doe cũng tiết lộ rằng mình không hề làm cho một cơ quan tình báo hay một chính phủ nào và sẵn sàng giúp đỡ cơ quan luật pháp trong việc truy tố nhằm thu hồi thuế cho nhà nước. Mặc dù cái tên John Doe được công bố nhưng giới tính của người này vẫn chưa được tiết lộ.