Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân và đội ngũ shipper

17:36 06/08/2021

Ngày 6/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra việc phòng, chống dịch tại một số cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan); Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics; Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

 

Tại buổi kiểm tra, đại diện Công ty Vissan cho biết, ngay từ đầu tháng 6/2021, Công ty đã xây dựng và triển khai nhiều phương án phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, có thể kể đến chủ trương sản xuất tại chỗ, biện pháp thuê nhà nghỉ cho công nhân và tổ chức xe đưa đón hàng ngày.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan).

Hiện tại, Vissan đang thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” theo chủ trương của thành phố, hàng tuần công ty đều xét nghiệm sàng lọc cho người lao động. Ngay khi phát hiện có trường hợp dương tính SAR-CoV-2 tại cơ sở sản xuất, Vissan đã nhanh chóng phối hợp với địa phương truy vết, cách ly F1 tại các trường học trên địa bàn. Việc xuất hiện F0 tại doanh nghiệp đã làm cho khâu phân phối hàng hóa của Vissan bị đứt gãy trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, công ty đã kịp thời triển khai các kịch bản dự phòng, chuyển nguồn gia súc đến các cơ sở giết mổ bên ngoài TP Hồ Chí Minh, sử dụng nguồn thực phẩm đã dự trữ từ trước,… Do đó, trong 1 hoặc 2 ngày tới, công ty đảm bảo sẽ cung ứng đầy đủ 100% nguồn thực phẩm thiết yếu cho các mạng lưới phân phối.

Còn tại Công ty Vifon, doanh nghiệp cũng thực hiện phương án “3 tại chỗ” trong sản xuất và thường xuyên xét nghiệm COVID-19 cho người lao động. Tuy nhiên, so với thời gian trước, năng lực sản xuất của doanh nghiệp sụt giảm. Đại diện Công ty Vifon cho biết, ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, công ty còn xuất khẩu, nếu không đáp ứng được các đơn hàng theo hợp đồng đã ký sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí mất thị trường. Do đó, phương án sản xuất "3 tại chỗ" nếu kéo dài sẽ không đảm bảo hàng hóa, vì số lượng công nhân giảm rất nhiều.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon).

Để đảm bảo công tác sản xuất, một số doanh nghiệp đề xuất thành phố nghiên cứu thay đổi phương án. Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh Lý Kim Chi đề xuất với Phó Thủ tướng một số phương án, nhưng phương án tiêm vaccine cho công nhân viên các doanh nghiệp vẫn là then chốt.

Trao đổi với lãnh đạo các cơ sở sản xuất thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân là một trong những vấn đề cần được ưu tiên. Do đó, lực lượng lao động trong ngành thực phẩm tươi sống cần được xem như lực lượng tuyến đầu. Ngoài việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho người lao động, các đơn vị sản xuất thực phẩm đẩy nhanh công tác tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các lực lượng này. Đồng thời, nhằm khắc phục tình trạng thịt tươi sống không kịp đến các nhà phân phối, ngành chức năng thành phố cần xây dựng phương án ưu tiên một số lao động trong ngành thực phẩm được phép ra ngoài vận chuyển hàng hóa sau 18 giờ, cần linh hoạt theo tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các trường hợp F1 của doanh nghiệp, sau cách ly y tế 14 ngày phải tiếp tục theo dõi y tế 14 ngày tại nhà như quy định. Tuy nhiên, với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm thiết yếu có thể xem xét ưu tiên. Nhưng các doanh nghiệp phải nắm được bao nhiêu công nhân đang ở trong "vùng xanh", bao nhiêu ở "vùng đỏ" thì mới có phương án sản xuất phù hợp. Nếu công nhân ở "vùng đỏ" thì Công ty có thể thuê nhà trọ hoặc cho công nhân ở tại công ty số lượng ít.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics.

Kiểm tra tại Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy nhanh tiêm vaccine cho đội ngũ giao hàng (shipper), tổ chức lại các trạm nhận hàng, các điểm, kho lưu động tại TP Thủ Đức và các quận, huyện. Đồng thời, phối hợp với hệ thống tình nguyện viên hỗ trợ chuyển hàng vào các khu phong tỏa cho người dân.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu xem xét ký hợp đồng với đơn vị y tế tư nhân để hỗ trợ khâu phòng chống dịch bệnh, kịp thời hỗ trợ khi cần. Thậm chí giám sát y tế ngay tại nhà xưởng và chỗ ở của công nhân, bất kể ai có triệu chứng bệnh phải có bác sĩ khám ngay. Đơn vị y tế nhà nước có trách nhiệm đưa ra chuẩn chung về phòng chống dịch, hỗ trợ, kiểm tra đơn vị y tế tư nhân thực hiện.

 

 

Nguyễn Cảnh

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文