Ấm áp bữa cơm miễn phí của một cô giáo giàu lòng nhân ái

08:38 13/12/2018
4 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã tự nguyện nấu cơm trưa miễn phí cho hàng chục học sinh. Nhờ tấm lòng thơm thảo của cô Nguyên mà nhiều học sinh nghèo được tiếp thêm nghị lực để theo đuổi con chữ.


Không đành lòng nhìn nhiều học sinh nghèo đi học xa nhà, lắm khi phải nhịn ăn bữa trưa để ở lại trường kịp học buổi chiều, hơn 4 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã tự nguyện nấu cơm trưa miễn phí cho hàng chục học sinh. Nhờ tấm lòng thơm thảo của cô Nguyên mà nhiều học sinh nghèo được tiếp thêm nghị lực để theo đuổi con chữ.

"Người mẹ thứ 2" của học sinh nghèo

Khi được hỏi duyên cớ nào khiến mình quyết định nấu bữa trưa miễn phí cho học sinh nghèo, cô Nguyên chia sẻ: "Cách đây khoảng 5 năm, trong một lần lấy xe chuẩn bị về nhà, tôi trông thấy một em học sinh đang ngồi dưới gốc cây bàng mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Sau đó cô bé ấy giở trong túi bóng một nắm cơm trắng và một ít muối vừng ra ăn. 

Nhìn hình ảnh đó tôi bị ám ảnh rất nhiều. Về nhà, tôi cứ trăn trở suy nghĩ rằng mình phải làm được điều gì đó để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cuối cùng tôi mạnh dạn thổ lộ với chồng là muốn nấu cơm trưa cho một số em học sinh nghèo, không ngờ chồng tôi đồng ý". Ban đầu, chỉ vài ba đứa trẻ đến nhà cô Nguyên ăn trưa. Sau dần, bọn trẻ mách nhau và đến mỗi ngày một đông, có thời điểm lên tới ba chục học sinh.

Bữa ăn ấm áp tại gia đình cô giáo Hạnh Nguyên.

Để phục vụ cho từng đó suất ăn của các em học sinh, trong nhà cô Nguyên lúc nào cũng phải tích ít nhất 2 bao gạo. Cô Nguyên cười bảo: "Các con đang tuổi ăn tuổi lớn nên ăn chỉ biết no chứ không biết chán". 

Hằng ngày, cô Nguyên phải dậy từ 5 giờ sáng để đi chợ mua thức ăn sau đó lại tất tả về nhà chuẩn bị nguyên liệu sẵn rồi sau đó mới đến trường dạy học. Hết tiết, cô Nguyên lại vội vàng phóng xe máy hơn 10 cây số về nhà để kịp nấu bữa trưa cho học sinh. Mới đầu, khi chứng kiến vợ chồng cô Nguyên nấu cơm cho bọn trẻ ăn, nhiều người ác khẩu nói "nhà đó thừa tiền thì cứ để cho thiên hạ tiêu bớt cho"; cũng có người bảo rằng: "Chắc lại cho ăn đồ vớ đồ vẩn, đồ bỏ đi chứ gì". 

"Lúc đầu nghe mọi người nói vậy tôi cũng buồn lắm chứ. Bởi rõ ràng mình có ý tốt mà người ta lại không hiểu đúng. Nhưng rồi tôi cũng kệ, không quan tâm nhiều nữa đến những lời dị nghị của thiên hạ, miễn mình cảm thấy việc mình làm là đúng, là tốt cho các con thì mình cứ làm thôi. Đến giờ này thì không ai còn nói gì về vợ chồng tôi nữa" - Cô Nguyên tâm sự. 

Để có tiền mua thực phẩm nấu ăn trưa cho các học sinh nghèo vợ chồng cô Nguyên đã phải bớt suất lương trung tá quân đội xuất ngũ của chồng cô. Chỉ vào đống xoong nồi trong bếp, cô Nguyên cười lớn: "Đấy, từ ngày nấu ăn trưa cho các con, tôi phải đi sắm toàn những thứ "khủng" thế này. Xoong chảo toàn hàng quân dụng, đủ có thể phục vụ cho cả một tiểu đội".

Để có được bữa trưa ngon miệng cho các em học sinh, buổi tối vợ chồng cô Nguyên phải lên thực đơn sẵn. Cô Nguyên bảo, nhiều lúc vợ chồng cô đã từng phải tranh luận gay gắt về các món ăn. 

"Chồng tôi rất tốt, anh ấy thường đảm nhiệm việc cắm sẵn cơm, nhặt và rửa rau để tôi về chỉ việc nấu nướng cho các con ăn. Tuy nhiên, về tâm lý ăn uống của các con thì chồng tôi lại không để ý. Ví dụ như các con là nữ thì chỉ thích ăn thịt nạc thôi, nhưng nam thì lại có thể ăn cả nạc lẫn mỡ nên phải làm thế nào để phù hợp khẩu vị của các con. Chính vì thế mà nhiều khi vợ chồng tôi tranh luận với nhau rất gắt. Quan điểm của tôi là đã không nấu thì thôi chứ một khi đã nấu rồi thì phải để cho các con ăn không những ngon miệng mà phải đủ chất dinh dưỡng".

Cô Nguyên không kịp thay bộ quần áo đi dạy đã tất bật vào bếp nấu bữa trưa cho các con.

Chỉ lo các con bỏ học giữa chừng

Năm 1990, cô Nguyên tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình sau đó về công tác tại trường Tiểu học Thạch Bình. Từ đó đến nay, gần 30 năm cô gắn bó với học sinh tại các điểm trường lẻ xã Thạch Bình. Sinh ra và lớn lên tại xã nghèo vùng cao nơi có đông đồng bào dân tộc nên cô Nguyên hiểu hơn ai hết những vất vả, khó khăn và thiệt thòi của những đứa trẻ nơi đây. Chính bởi vậy nên cô Nguyên lúc nào cũng mong muốn làm được điều gì đó thiết thực để giúp đỡ các em học sinh.

Xã Thạch Bình nơi cô Nguyên sinh sống có địa hình đồi núi, nhiều nơi xa trung tâm xã đến hơn chục cây số, nên để thuận tiện cho học sinh, Trường Tiểu học Thạch Bình phải mở thêm 3 điểm trường lẻ. Các em nhà xa trung tâm xã có thể học ở điểm lẻ từ lớp 1 đến lớp 3, lên lớp 4 phải về trường trung tâm xã theo học. 

Bản thân cô Nguyên hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 2E điểm lẻ xóm Quảng Mào. Xóm Quảng Mào cách trung tâm xã gần chục cây số, đa phần học sinh ở đây đều là người dân tộc, thuộc hộ khó khăn. Vì thế, khi lên lớp 4 phải học tại trường trung tâm xã cả ngày nên nhiều em không có chỗ nghỉ trưa và phải gói cơm trắng với muối vừng mang theo. Những đứa trẻ này trước đó cô Nguyên từng dạy học nên cô thuộc gia cảnh của chúng. 

"Nếu là học sinh lớp 4 ở thành phố, có thể các em đã khá phổng phao nhưng học sinh ở vùng cao thì nhỏ bé và gầy gò lắm nên không thể đạp xe đi đi về về cả chục cây số được. Nhiều em từng tâm sự với tôi rằng, chúng muốn bỏ học vì quá mệt, và vì buổi trưa ăn uống luôn trong tình trạng đói bụng. Mỗi lần như vậy tôi chỉ biết động viên các con cố gắng vượt qua những khó khăn trước mắt, rằng chỉ có học mới giúp các con khỏi khổ. Tôi luôn rất sợ một em học sinh nào đó vì không chịu được vất vả mà bỏ học giữa chừng" - cô Nguyên trải lòng.

Chính nỗi lo đau đáu ấy đã giúp cô Nguyên có động lực vượt hàng chục cây số đường đồi núi nhấp nhô để về nấu cơm trưa cho các em học sinh nghèo. Bình thường nhà chỉ có 2 vợ chồng, đến bữa nấu chưa đến 1 bát gạo ăn cũng không hết nhưng kể từ khi nấu ăn cho học sinh thì chồng cô luôn phải cắm 2 nồi cơm rất to. 

Cô Nguyên chia sẻ, đúng là nếu chỉ đi dạy không thôi thì cuộc sống của vợ chồng cô thảnh thơi vô cùng. Ở nhà chỉ còn 2 "thân già", con cái cũng đã trưởng thành hết rồi. Nhưng 4 năm nay, vợ chồng cô Nguyên lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn như có con mọn. Nhiều khi vừa về đến nhà, chỉ kịp cất chiếc cặp, bộ quần áo đi dạy còn chưa kịp thay cô Nguyên đã phải lao vào bếp nấu bữa trưa sao cho sớm nhất có thể để cho các con còn có thời gian nghỉ ngơi.

Các học trò giúp cô chuẩn bị cho bữa ăn trưa.

Em Bùi Văn Thạo, lớp 8B trường THCS Thạch Bình kể: "Nhà chúng cháu cách xa trường hơn 10 cây số nên muốn đến trường cho kịp học chúng cháu phải đi từ tờ mờ sáng. Buổi trưa thì không thể quay về nhà ăn cơm được vì về như thế vừa mệt vừa không kịp học buổi chiều nên chúng cháu thường phải mang cơm nắm đi ăn. Cô Nguyên biết thế nên thương chúng cháu lắm. Cô bảo cứ về tất nhà cô cô nấu cơm cho ăn để còn lấy sức mà học. Nhà cháu chẳng có gì góp cho cô, thỉnh thoảng chỉ mang được mớ rau để cô nấu canh thôi ạ. Chúng cháu biết ơn cô Nguyên nhiều lắm".

Em Bùi Thị Hiền, học sinh lớp 8A thì hào hứng khoe: "Nhà cháu nghèo, bữa cơm bình thường chẳng mấy khi có cá, thịt để ăn đâu. Đến nhà cô Nguyên ăn cơm, ngày nào cháu cũng được ăn cơm với cá, thịt nên cháu ăn nhiều lắm. Cô bảo các con cứ ăn đến khi nào no căng bụng thì thôi, cô đủ sức nuôi. Nhiều lúc cháu nghĩ nếu không được cô Nguyên nuôi chắc có khi cháu bỏ học mất rồi".

Không chỉ nấu cơm trưa miễn phí cho những học sinh nghèo của Trường tiểu học Thạch Bình, vợ chồng cô Nguyên còn nhận nuôi 2 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. Hai em nhỏ này sẽ được vợ chồng cô Nguyên nuôi ăn, học đến tuổi trưởng thành. 

Cô Nguyên luôn tâm niệm "tiền bạc thì ai cũng quý nhưng có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc rất nhiều". Hạnh phúc của cô Nguyên đôi khi chỉ đơn giản là nhìn thấy nụ cười tươi rói của các con sau khi đã "ấm bụng". Điều đó sẽ giúp chúng có thêm động lực trên con đường chinh phục "con chữ" đầy gian nan.

Cô Đào Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thạch Bình cho biết: "Cô Nguyên nấu cơm trưa miễn phí cho học sinh nghèo tính đến nay cũng được 4 năm rồi. Thực sự việc làm này của cô Nguyên khiến không chỉ những giáo viên trong trường mà ngay cả những người trong làng, trong xã đều rất ngưỡng mộ. Nếu không có tấm lòng yêu thương học sinh chân tình thì không thể làm được việc làm ý nghĩa ấy trong suốt một thời gian dài. Chính nhờ vợ chồng cô Nguyên mà nhiều em học sinh đã được tiếp thêm động lực để đến trường học con chữ mong thay đổi cuộc đời".
Phong Anh

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文