Bà Bính "bồ tát" bán đất mua xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo

13:46 21/10/2019
Chứng kiến nhiều người nghèo đến mức thậm chí không thuê nổi một chuyến xe của bệnh viện để đưa người thân về quê an nghỉ khiến bà Phan Thị Bính, 64 tuổi (Linh Đàm, Hà Nội) luôn bị ám ảnh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, bà Bính quyết định bán đi một mảnh đất của gia đình để có tiền mua xe cứu thương chở miễn phí giúp người nghèo. Bất kể xa hay gần, ngày hay đêm, chỉ cần người nghèo lên tiếng là "chiếc xe tình nghĩa" ấy sẽ lên đường.


Bật khóc khi nhìn cảnh anh bó chiếu chở em về

Khi được hỏi duyên cớ nào khiến bà quyết định bán đi mảnh đất của gia đình để có tiền mua xe cứu thương chạy miễn phí thì bà Bính bảo rằng: "Lần đó tôi đọc báo, thấy người ta nói về một trường hợp vì gia cảnh quá nghèo, không có đủ tiền để thuê xe của bệnh viện nên người anh đành phải bó chiếu thi thể của người em rồi chở về bằng xe máy.

Khi đọc bài báo đó tôi đã bật khóc nức nở, nghĩ trên đời này sao còn nhiều người khổ đến vậy. Rồi sau đó lại có thêm vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cấp cứu đang chở bệnh nhi về quê chỉ vì "luật ngầm" - không cho xe cấp cứu từ nơi khác đến đón bệnh nhân từ bệnh viện, để độc quyền "chặt chém".

Bà Bính bên chiếc xe cứu thương miễn phí chở bệnh nhân nghèo.

Cũng chỉ vì nghèo nên gia đình đã phải thuê xe cấp cứu từ quê ra đón, vì lý do chi phí rẻ hơn thuê xe của bệnh viện. Mong muốn của gia đình cũng chỉ là muốn duy trì sự sống cho cháu bé để bé được trút hơi thở cuối cùng tại nhà. Thế nhưng cũng chỉ vì sự cản trở của bảo vệ bệnh viện mà ngay cả mong ước nhỏ nhoi ấy cũng không thành hiện thực".

Những vụ việc như thế đã luôn ám ảnh tâm trí bà Bính, khiến bà phải nhiều đêm mất ngủ. Cuối cùng bà Bính quyết định sẽ dành một phần tài sản của mình mua chiếc xe cứu thương miễn phí chở người nghèo đến hoặc ra viện.

Để thực hiện tâm nguyện của mình bà Bính đã phải cất công vào tận Cần Thơ, An Giang để tìm hiểu mô hình xe cấp cứu từ thiện. Theo bà Bính chia sẻ thì để một chiếc xe cấp cứu hoạt động thường xuyên không phải là chuyện dễ dàng.

Bởi lẽ, ngoài chi phí xăng xe thì còn phải thuê người lái, đó là còn chưa kể chiếc xe có thể bị hư hỏng và phải sửa chữa. Mặc dù biết sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng với lòng thương cảm chân thành dành cho người nghèo, bà Bính luôn muốn làm được những việc ý nghĩa để chia sẻ một phần bất hạnh với họ.

Mua được xe rồi bà Bính lại bắt đầu hành trình đi xin các quyền ưu tiên cho xe như: sử dụng đèn còi tín hiệu, đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ... giống như các xe cấp cứu khác. Hoàn tất các thủ tục cần thiết bà Bính đăng thông tin cần tìm tài xế đồng ý chở miễn phí trên nhóm thiện nguyện của mình. Và thật bất ngờ, sau khi đọc được thông tin ấy, vợ chồng tài xế Mai Văn Toàn đã lặn lội từ tận An Giang ra Hà Nội, tình nguyện lái xe không lương cho chiếc xe cứu thương của bà Bính.

Sau một thời gian vận hành rất nhiều bác tài cũng đã đăng ký để được cùng bà Bính giúp sức cho những người nghèo. Bà Bính cho biết: "Hiện chúng tôi có khoảng 10 tài xế luôn sẵn sàng lên đường bất kể thời gian nào. Đối với những chuyến chở bệnh nhân xa chúng tôi thường bố trí 2 bác tài để họ đổi ca cho nhau, như thế sẽ đảm bảo an toàn ở mức cao nhất".

Ngoài vợ chồng tài xế Mai Văn Toàn thì ông Nguyễn Đức Chuyên, một cán bộ công an về hưu (Linh Đàm, Hoàng Mai) cũng là một trong số những tài xế đầu tiên tình nguyện chở miễn phí cho chiếc xe cứu thương của bà Bính.

Ông Chuyên chia sẻ: "Có những chuyến xe cả đi lẫn về hơn 600km, thậm chí 1.200km với những đoạn đường miền núi, ngoằn ngoèo, hiểm trở, dày đặc sương mù. Vất vả là thế nhưng khi đưa bệnh nhân về đến nhà an toàn cùng những lời chúc tốt đẹp, cả nhóm chúng tôi lại khỏe khoắn, có thể lên đường ngay trong đêm".

Dù rất bận rộn nhưng bà Bính vẫn trực tiếp tham gia chỉ đạo việc nấu cháo, cơm từ thiện.

Những ngày đầu chuyến xe miễn phí đi vào hoạt động bà Bính cũng lo sợ sẽ bị một số nhân viên bệnh viện gây khó dễ nên lúc đấy chỉ dám nhận đưa bệnh nhân từ nhà đến viện. Sau đó, khi đã có mối quan hệ cùng sự tin tưởng của nhiều bệnh viện, bà không những trực tiếp xin thông tin các bệnh nhân khó khăn đang điều trị cần sự giúp đỡ mà còn đưa bệnh nhân từ viện về nhà.

Còn nhớ hồi mới đi vào hoạt động, đường dây nóng của xe cấp cứu đã phải nhận rất nhiều cuộc điện thoại với nội dung xúc phạm, lăng mạ cho rằng chiếc xe chỉ mang danh từ thiện để kinh doanh.

"Thú thực mỗi lần nghe vậy tôi không buồn, cũng chẳng tức giận họ. Tôi chỉ nghĩ việc mình làm đúng thì mình cứ làm thôi, ai nghĩ thế nào không quan trọng" - bà Bính chia sẻ.

Ám ảnh những lần chở bệnh nhân

Không chỉ là người bỏ tiền ra mua xe cứu thương chở miễn phí mà bà Bính cũng là người trực tiếp tham gia nhiều chuyến chở bệnh nhân từ bệnh viện về nhà. Chứng kiến nhiều gia cảnh khó khăn, nhiều mảnh đời bất hạnh bà Bính luôn ao ước giá như mình có làm được nhiều hơn thế.

"Có lần tôi với mấy cộng sự trong nhóm thiện nguyện đưa hai cha con người bệnh ở Cao Bằng về quê. Khi chúng tôi đến viện người cha đã yếu lắm rồi, dù không nói được gì nhưng ông vẫn cố ra hiệu để bày tỏ lòng biết ơn của mình với chúng tôi.

Khi xe rời thành phố chưa được bao xa thì người cha trút hơi thở cuối cùng. Khi đó người con trai đã khóc nức nở và nói rằng "chỉ tại con nghèo nên không có điều kiện chữa chạy sớm cho cha nên cha mới phải chết oan uổng như thế này. Con có tội với cha nhiều lắm". Thực sự nghe những lời của người con trai mà xót xa vô cùng" - bà Bính nhớ lại.

Một lần khác là vào dịp Tết 2018, bà Bính cùng tài xế đưa một cô gái 16 tuổi bị bệnh ung thư xương về quê. Xuất phát từ 9h tại Hà Nội nhưng phải mất 6 tiếng xe mới về tới Thọ Xuân, Thanh Hóa do tắc đường.

Một hoạt động của nhóm thiện nguyện Từ Tâm

Bà Bính kể: "Vào đến nhà cô bé, tôi thực sự bàng hoàng khi mà Tết đến nơi rồi mà trong nhà không có một thứ đồ gì liên quan đến Tết. Bố cô bé bị liệt nhiều năm, khi ấy cũng đang mang trong mình căn bệnh ung thư. Người mẹ thì thần kinh không bình thường, dưới cô bé còn 2 em nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Nhìn cảnh đó thương tâm lắm".

Nhiều khi, tình nguyện chở bệnh nhân về nhà, người nhà tuy rất nghèo nhưng vẫn cố vay mượn hàng xóm láng giềng chút tiền để bồi dưỡng cho "ê - kíp" của bà Bính. "Chúng tôi đã phải giải thích với họ rất nhiều rằng đây là chúng tôi tự nguyện giúp đỡ gia đình nên gia đình không phải áy náy. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi vẫn bỏ tiền túi của mình ra để tặng thêm cho họ" - bà Bính cho biết.

Ngoài vận hành xe cấp cứu miễn phí, bà Bính và những thành viên trong nhóm thiện nguyện Từ Tâm còn tham gia nấu và phát cơm, cháo miễn phí tại một số BV trên địa bàn Hà Nội. Việc phát cháo bắt đầu từ tháng 3-2019, với 3 buổi trên tuần. Đến tháng 5-2019, bà Bính lại cùng nhóm Từ Tâm tổ chức phát cơm miễn phí với 4 buổi/tuần.

Không chỉ vậy mà bà Bính đã kết hợp với đội ngũ bác sĩ ở TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình mổ mắt từ thiện đem lại ánh sáng cho những người nghèo. Sau đó bà  liên hệ với Bệnh viện Mắt Hà Nội hỗ trợ địa điểm, đến nay đã có hơn 300 ca mổ được thực hiện và thành công tốt đẹp.

Để "chạy" được chương trình này, bà Bính đã kêu gọi được 200 triệu đồng từ các tấm lòng hảo tâm, riêng cá nhân bà cũng đã đóng góp 100 triệu đồng. Bà Bính chia sẻ: "Thực sự tôi luôn khao khát có thể đem lại ánh sáng cho những người thị lực kém, thậm chí là mù lòa, để họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Một người mà không nhìn thấy gì, họ sẽ luôn bi quan về cuộc sống".

Bà Trần Thị Khanh, trú tại xã Thọ Lộc, Phúc Thọ (Hà Nội) là một trong những bệnh nhân được mổ mắt miễn phí xúc động chia sẻ: "Tôi phấn khởi lắm, bây giờ được mổ mắt miễn phí là tôi sẽ có cơ hội nhìn thấy con thấy cháu. Trước đó, chỉ nghe chúng nó nói thôi mà chả biết các cháu mình lớn ra sao nên tôi buồn lắm.

Tôi vẫn thường ấp ủ giá như mình có đủ tiền để mổ mắt thì tốt biết bao, nhưng gia đình nghèo quá, đủ ăn cũng là may mắn lắm rồi nói gì đến chi phí hàng mấy chục triệu. Thế nên bao nhiêu năm qua tôi phải sống trong bóng tối. Bây giờ, có cơ hội nhìn thấy ánh sáng tôi thật sự rất muốn gửi lời cảm ơn tới bà Bính. Bà ấy đã giúp những người mắt kém như tôi có cơ hội nhìn thấy ánh sáng".

Về phần mình, bà Bính chỉ ao ước mình có thật nhiều sức khỏe để có cơ hội giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Bà bảo: "Nếu người người đều làm việc thiện, nhà nhà đều làm việc thiện thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu".

Phong Anh - Ngọc Trâm

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là 50 kiều bào mới được TP Hồ Chí Minh biểu dương (25/4), những người con đã và đang sống xa Tổ quốc đã có chia sẻ cảm xúc, tình cảm về ngày trọng đại 30/4 lịch sử; những tâm tư, nguyện vọng, đồng thời kết nối sâu sắc hơn nữa tình cảm dành cho quê hương, đất nước, phát huy nguồn lực kiều bào trong giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã đặt Liên minh châu Âu (EU) vào một thế lưỡng nan phức tạp: hoặc thích nghi với một nước Mỹ mang đậm chủ nghĩa đơn phương và lợi ích quốc gia thuần túy, hoặc phải tự xây dựng khả năng tự chủ chiến lược mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình.

Ngày 29/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định chính thức đặc xá cho 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Như vậy, có ít nhất 8.056 gia đình đang trong niềm vui chuẩn bị đón chào người thân trở về.

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.