Cảm động chuyện cô giáo hơn 10 năm tận tụy dạy trẻ khuyết tật

21:54 03/01/2020
Đến với lớp học dạy trẻ em bị khuyết tật của cô Nguyễn Thị Hội (sinh năm 1968, tại Trường Tiểu học Sơn Lạc, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước tiếng đọc bài không đồng đều khi cô giáo gọi cả lớp đánh vần.

Có bé ngơ ngác, có bé lăn ra ngủ, có bé nói bi bô không theo lời cô... Lớp học ấy là những học sinh đặc biệt của cô giáo đặc biệt. Hơn 10 năm chăm sóc và dạy các em học sinh trong lớp khuyết tật, cô Hội được xem như một “người mẹ thứ hai” của các em.

"Người mẹ thứ hai"

Vào buổi chiều muộn, tới trường Tiểu học Sơn Lạc, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, tôi gặp và trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Hội – giáo viên phụ trách lớp học khuyết tật và thiểu năng trí tuệ. 

Với giáo viên bám bản, bám trường lớp vốn dĩ đã rất khó khăn, thế nhưng, giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn cực khổ hơn rất nhiều khi phải chăm lo cho từng em đang mang trên người những nỗi đau không ai giống ai. Trong lớp mỗi em một dạng khuyết tật, em thì bị câm điếc, em bị hội chứng Down, bị tim bẩm sinh, huyết tán có em không có cơ vòng hậu môn, khó khăn hơn có em bị liệt…Tuy vậy, cô luôn cảm thấy vui vẻ và yêu công việc giảng dạy mỗi khi bên các em.

Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề, cô giáo Hội tâm sự: “Năm 1989, sau khi tốt nghiệp sơ cấp Sư phạm, tôi bước chân vào nghề dạy học. Lúc đó, tôi dạy tại trường Tiểu học Sơn Phú (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)".

Thời gian này, cô giáo Hội cho biết gặp khá nhiều khó khăn khi dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc ít người, cơ sở vật chất thiếu thốn. Sau đó, được sự giúp đỡ, động viên của gia đình nên cô đã cố gắng vừa dạy vừa học thêm thời gian hè hoàn thiện kỹ năng sư phạm và đạt trình độ chuẩn giáo viên Tiểu học. 

Đến năm 2004, cô chuyển về trường Tiểu học Sơn Lạc công tác, môi trường mới, cuộc sống mới, mọi điều cô phải học hỏi lại. Khi mới về, cô chủ nhiệm lớp 2 tại phân hiệu Nông Lâm.

Cô giáo Nguyễn Thị Hội tận tụy chỉ dạy từng em học sinh khuyết tật.

"Năm 2008, tôi về Trung tâm dạy kèm và hỗ trợ lớp khuyết tật. Vì không được đào tạo chuyên môn, chưa từng dạy trẻ khuyết tật nhưng với tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cũng như sự đồng cảm với các em nên tôi cố gắng làm việc tận tụy. Năm học 2011 – 2012, tôi đã nhận dạy lớp khuyết tật của Trường Tiểu học Sơn Lạc. Trong thời gian dạy các em có rất nhiều kỷ niệm, vui có, buồn có và tất cả đều đáng nhớ", cô giáo Nguyễn Thị Hội chia sẻ.

Công việc chăm sóc và dạy bảo các em đòi hỏi sự nhẫn nại và cả nỗ lực. Trong những năm gắn bó với các em, cô luôn giành tình thương, chăm sóc, dạy bảo các em, coi các em như con của mình. Cô giáo Nguyễn Thị Hội được mọi người ví như người mẹ thứ hai của lớp học sinh khuyết tật. Cô luôn chăm lo các em từ việc học, vui chơi, đi lại, vệ sinh... đến việc học cách tự phục vụ, kỹ năng sống hòa nhập cộng đồng.

Thương cảm với các em học sinh, thế nhưng cuộc sống của cô giáo Hội cũng không may mắn. “Khó khăn chồng chất, cha lâm trọng bệnh, gia đình tôi phải bán hết nhà đất lo chữa bệnh mà ông cũng không qua khỏi. Vừa mất cha xong, chồng tôi cũng do lao động quá sức lâm bệnh mà ra đi, bỏ lại cho tôi con trai cùng một mẹ già ốm nằm liệt. 

Nơi ở không có, mẹ con tôi thuê một căn nhà để ở, nhờ sự yêu thương đùm bọc, hỗ trợ của đồng nghiệp, công đoàn nhà trường mà nay mẹ con tôi cũng có căn nhà để ở, tôi cũng yên tâm công tác hơn”.

Cô giáo Nguyễn Thị Hội trong giờ lên lớp.

10 năm tình nguyện gắn bó với trẻ khuyết tật

Vì là lớp học đặc biệt nên phương pháp dạy cũng đặc biệt. Cô giáo Nguyễn Thị Hội tâm sự: “Các em đều là những trẻ khuyết tật, chậm hiểu nên mình phải giảng từ từ, kiên nhẫn, thậm chí dạy kèm từng em. Có những em dạy phải kèm với dỗ cho kẹo. Có những em đang học trong lớp, vệ sinh cá nhân không tự chủ được, rớt rãi chảy quanh miệng là mình lại tắm giặt tận tình như một người mẹ. 

Để có phương pháp truyền tải kiến thức dành cho những em khuyết tật đặc biệt như vây, hằng ngày ngoài giờ lên lớp là tôi lại vào Internet, đọc sách báo và thậm chí phải khăn gói lên tận các trung tâm dạy học dành cho người khuyết tật để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Để từ đó, mình rút ra những phương pháp và kiến thức phù hợp nhất đối với các em”.

Do hầu hết học sinh đều bị khuyết tật, mỗi em lại một dạng khuyết tật khác nhau như: bệnh Down, câm điếc bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ mà việc dạy trở nên nhọc nhằn. “Phải kiên trì. Có em dạy viết tên hôm trước thì hôm sau lại phải dạy lại. Nóng ruột thì khó lòng dạy được. Cũng có em năm năm rồi vẫn học lớp một bởi bàn tay em yếu quá, không viết được chữ. Có em chậm tiếp thu, khó làm toán. Nhưng tôi vẫn kiên trì với các em qua năm tháng” – cô giáo Hội chia sẻ.

Phần lớn phụ huynh học sinh các em đều nghèo. Có nhà làm nông. Có gia đình làm ở khu công nghiệp. Nhưng mọi người đều cảm tạ tấm lòng của các cô giáo ở đây. Không nghỉ ngơi, cứ cuối tuần cô Hội lại “bỏ quên” gia đình, chồng con để xuống trường dạy chữ thêm cho các em.

Cô Hội cho biết thêm: “Là dạy chính trong lớp học khuyết tật nên tôi tự tìm tòi các phương pháp học tập phù hợp với từng em. Khó khăn nhất là khi giao tiếp đối với trẻ vừa câm vừa điếc, vì không được tham gia bất kỳ lớp tập huấn dạy trẻ khuyết tật nào nên bản thân tôi luôn phải tìm tòi, học hỏi kỹ năng và phương pháp dạy các em. 

Trong quá trình giảng dạy, chỉ cần quát mắng hay tâm lý nặng nề là các em sẽ không học. Bởi vậy, vừa dạy mình vừa phải dỗ dành để các em có tâm lý thoải mái nhất. Mục đích mở ra lớp học không chỉ dạy các em biết đọc viết, mà xa hơn nữa là có thể tính toán, làm văn. Với tình thương và lòng yêu nghề cùng sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Sơn Lạc nên tôi thấy hạnh phúc hơn khi làm một công việc có ý nghĩa”.

Biết bao khó khăn vất vả trong 10 năm gắn bó với trẻ khuyết tật (4 năm làm công tác dạy, hỗ trợ lớp khuyết tật; 6 năm chủ nhiệm trực tiếp dạy và chăm sóc các em), nhưng cô Hội vẫn tận tụy với nghề. Cô luôn hy vọng một ngày không xa, với tình cảm tương thân, tương ái và những hành động đẹp được lan tỏa, các em sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cô giáo Nguyễn Thị Hội tận tình uốn nắn, chỉ bảo từng nét chữ và bài tập cho học sinh khuyết tật tại lớp học của mình.

Trong suốt những năm tháng dạy học, kỷ niệm mà cô giáo Hội nhắc đến là từng hoàn cảnh của các em học sinh. Với cô, đó là những số phận đã gắn bó từng ngày: “Em Chúc Minh Đức, mẹ bán hàng ăn sáng nên gửi con rất sớm, cháu lại bị nhũn lão bẩm sinh kết hợp câm, điếc không nghe ai, đến lớp thì đòi ngồi lòng cô giáo, hay như em Ma Văn Khánh - học sinh bị tăng động, thiểu năng trí tuệ nghịch ngợm, chạy nhảy không ngồi yên một chỗ. Vì vậy phải trông các cháu rất vất vả nhưng ngược lại các em lại rất nghe lời tôi nên niềm vui của tôi được nhân lên mỗi ngày”.

Mỗi ngày 2 buổi sáng chiều, cô Hội chăm lo từ việc học, chơi cho các em, nhà trường lại chưa được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho lớp khuyết tật, không có phòng hỗ trợ khuyết tật, đối với các em học kiến thức là phụ, học cách tự phục vụ, kỹ năng sống hòa nhập cộng đồng là chính nên cô luôn tự tìm tòi các phương pháp cho phù hợp với từng học sinh.

“Bản thân mình luôn mong muốn các em tuy bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng phát huy được tính tự lập, ý thức cao trong sinh hoạt và học tập để không phụ sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ nên cố gắng đưa các em vào trong khuôn khổ, môi trường khá kỷ luật. 

Mục đích cao nhất là muốn các em nâng cao ý thức hơn, tận dụng tốt thời gian để tập trung cho học hành, không phải ưa gì cũng được. Tuy vậy, do các em là những đứa trẻ đặc biệt bị mắc các bệnh như Down, thiểu năng trí tuệ nên nhiều lúc quá hiếu động mà không kiểm soát được bản thân và nhận thức rất chậm chạp nên tôi cũng phải tạo sự gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các em để chúng tránh bị áp lực”– cô giáo Hội cho hay.

Chị Nguyễn Thị Nhàn - mẹ học sinh Chúc Minh Đức trong lớp khuyết tật cho biết: “Khi con đến tuổi vào lớp 1, tôi đưa con ra trường nhập học. Lúc này, cô Hội và nhà trường nhận cháu vào học. Tôi thấy may mắn khi trường có lớp dành cho trẻ khuyết tật. Chính cô Hội đã mở lối cho con tôi vào đời. Gia đình tôi đã mang ơn cô và nhà trường rất nhiều”.

Bản thân cô Hội gặp nhiều khó khăn nhưng cô đã giúp đỡ các em không chỉ bằng tinh thần mà còn có cả vật chất. Em Lâm Thùy Nhung, sinh năm 2007, bị liệt 2 chân, không có cơ vòng hậu môn, đường tiêu hóa của em rất kém nên việc “đại tiện” của em là tự do không làm chủ được, vì vậy cô Hội đã trích từ tiền cá nhân giúp gia đình em mua bỉm hằng tháng để giảm bớt gánh nặng với gia đình.

Cô giáo Nguyễn Thị Thảo – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lạc cho biết: “Nhà trường hiện có 22 giáo viên (cả kế toán), lớp khuyết tật có cô Nguyễn Thị Hội phụ trách và một cô hỗ trợ. Trước đó, nhà trường có hai giáo viên được cử đi tập huấn dạy lớp câm điếc, tuy nhiên, hai cô nay đã nghỉ hưu. Hiện tại, cô Hội là giáo viên chính phụ trách lớp học đặc biệt của trường. 

Tại đây, cô Hội không soạn theo phương pháp dạy cụ thể mà dạy theo cách nhận biết, nhận thức của các em. Năm ngoái, lớp học khuyết tật có 15 học sinh. Năm nay, do hai học sinh ra trường và một em mất nên lớp còn lại 12 học sinh.  Học sinh khuyết tật của trường được miễn học phí hoàn toàn, không phải đóng góp bất kỳ khoản nào”.

Với những cống hiến trong công tác giảng dạy tại trường và tình thương dành cho trẻ khuyết tật, mới đây cô giáo Nguyễn Thị Hội vinh dự là một trong số những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2018” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức. 

Trần Toản

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文