Chân thành, nhẫn nại Chìa khóa của thành công

11:01 31/01/2019
Sinh ra trong một gia đình đông con, nghèo khó và cha mất sớm nên phải bỏ học giữa chừng, nhưng anh đã vượt qua chính mình để trở thành một người không những có của ăn của để, mà còn có thể giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh xung quanh. Anh chính là Lê Hữu Phước, một doanh nhân khá nổi tiếng trong ngành gỗ ở thành phố Tây Ninh.


Xuất thân nghèo khó

Tôi đã có may mắn được gặp anh vào những ngày đầu năm 2018. Đó là một con người giản dị, mộc mạc đến mức nếu chỉ mới gặp lần đầu, bạn không thể nào tin rằng anh là một “ông chủ lớn”, có cơ ngơi ít người dám so sánh.

Có lẽ sự mộc mạc, chân thành của anh hiện nay chính là kết quả của những ngày lao động cực khổ, chân lấm tay bùn ngày xưa. Lê Hữu Phước cho biết anh là con út trong một gia đình có tới 10 anh chị em ở Hòa Bình, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Gia đình đông con như vậy nhưng ba anh (một người có công Cách mạng) lại mất sớm, khi anh chỉ khoảng hơn 4 tuổi, bao gánh nặng đổ lên đôi vai của mẹ anh.

Cũng như các anh chị, cậu bé Phước phải một buổi đi học, một buổi phụ giúp việc nhà cho mẹ. Ngày đó, để đi học cậu phải cuốc bộ qua chặng dường dài 8-9 cây số, phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp tới trường đúng giờ học. Với những người không có ý chí và không ham học, chỉ riêng việc hàng ngày phải đi bộ 3-4 tiếng đồng hồ để đến trường có lẽ đã là một thử thách khó vượt qua. Nhưng cậu bé Phước không những hàng ngày đều chăm chỉ đến trường, mà khi về nhà cậu còn nhận đi chăn trâu thuê (khoảng 7-8 con) và nấu cơm cho Xã đội để có cơm ăn, đỡ bớt phần nào gánh nặng cho mẹ.

Phước cho biết, những ngày còn ngồi ở ghế nhà trường, cậu từng ước ao khi lớn lên mình có thể trở thành một phi công, bay đi khám phá mọi miền đất nước và cả nước ngoài. Thế nhưng, giấc mơ của Phước đã không thể trở thành hiện thực, vì chỉ đến năm lớp 9 là cậu phải bỏ học vì gia cảnh quá khó khăn. “Khi đó, nguồn thu chính của gia đình là làm ruộng, và mẹ đi buôn bán ở Campuchia, nhưng vì nhà quá đông con, nên mình mẹ kham không xuể”, Lê Hữu Phước tâm sự.

Vì vậy, học xong lớp 9 Phước quyết định gác lại giấc mơ bay của mình, để ở nhà đi học nghề, mong có thể đỡ đần cho mẹ và các anh chị. Và nghề mà mẹ Phước muốn cho cậu theo học chính là sửa chữa điện tử, vì thời đó nghề này có thu nhập tương đối ổn định. Sau khi vừa học vừa làm được 3 năm, Phước ra nghề đi làm thợ sửa chữa điện tử ròng rã suốt 4 năm. Sau đó, nhận thấy nhu cầu hàng điện tử “second hand” (đã qua sử dụng) của người dân khá cao, Phước nhanh nhạy kiêm thêm việc mua bán đồ điện tử, bằng cách mua hàng cũ về sửa chữa, tân trang rồi bán lại.

Gian nan vẫn không nản

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng điện tử ngày một rẻ và thông dụng, nghề sửa chữa và mua bán đồ điện tử cũ không còn được như trước kia. Vì vậy, Phước đã nhanh chóng rẽ hướng kinh doanh sang buôn bán nông sản kết hợp nuôi lợn. Có lúc trại lợn của Lê Hữu Phước lên đến cả trăm con, cũng thuộc loại lớn vào thời điểm đó. Tuy nhiên, thời chưa tới nên số lợn Phước nuôi đã bị dịch bệnh chết sạch, bao nhiêu vốn liếng cũng theo đàn lợn dịch mất hết.

Không còn vốn, Phước vẫn không nản lòng mà chuyển qua buôn bán ve chai, mua đi bán lại đủ thứ từ vỏ chai cho tới sắt vụn, vỏ xe v.v… Nhưng vì số còn lận đận, nên một lần nữa Lê Hữu Phước lại bị thua lỗ. Vẫn không đầu hàng số phận, anh lại chuyển sang nghề chạy xe lôi. Và không ai có thể ngờ chính cái nghề mà xã hội ai cũng nhìn bằng nửa con mắt này lại mở ra cánh cửa thành công cho Lê Hữu Phước sau này.

Nhờ chạy xe lôi, Phước đã quen được với một vài nhân viên Hải quan biên phòng. Khi một công ty xuất nhập khẩu vào Tây Ninh, có nhu cầu cần người chở gỗ về, những anh biên phòng đã gọi Phước lên giới thiệu. Kể từ đó, Lê Hữu Phước chuyển sang vận chuyển gỗ cho công ty xuất nhập khẩu. Nhờ cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, lại hiền lành thật thà, nên chẳng bao lâu Phước đã nhận được sự tín nhiệm của lãnh đạo công ty xuất nhập khẩu. Rồi sau khi có cửa khẩu mới, công ty tin tưởng cho Phước phụ trách ở cửa khẩu mới. Chính trong thời gian hoạt động trong lĩnh vực lâm sản này, Lê Hữu Phước dần dần khá lên.

“Trải qua những giai đoạn làm ăn khá dài, mình nhận thấy chữ tín là vô cùng quan trọng. Và để có chữ tín cần một quá trình xây dựng rất dài. Muốn thành công, mình nhất định phải siêng năng, chăm chỉ, khi làm việc phải đặt chữ tín lên hàng đầu. Tất nhiên không ai giao cho mình việc làm lớn ngay mà phải từ việc nhỏ trước. Khi anh làm tốt, giữ chữ tín, nói được làm được, thì người ta mới giao việc lớn hơn. Mình cũng đi từ nhân viên quèn lên phụ trách một cửa khẩu”, anh Lê Hữu Phước chia sẻ.

Chia sẻ với thế hệ người đi sau, anh Phước cho biết: “Tôi thường nhắc nhở con cháu của mình phải sống cho thật, kiên trì nhẫn nại, phải biết người đi trước, người đi sau, biết ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, xe trước gãy xe sau phải biết đường tránh. Phải đơn giản hóa mọi việc cho dễ xử lý, chứ đừng quan trọng hóa vấn đề, sẽ thấy nó rất phức tạp và sẽ bị rối”.

Lê Hữu Phước cho biết mình mỗi năm anh dành ra khoảng 100 triệu đồng để giúp đỡ bà con nghèo khổ. Phước cũng là một Mạnh Thường Quân tích cực trong các hoạt động ở địa phương. Anh chia sẻ: “Làm từ thiện giúp mình cảm thấy nhẹ lòng. Đến bây giờ mình chỉ muốn làm sao đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người”.

Từ nhỏ đến nay tôi chưa bao giờ để bị mất chữ tín. Làm việc gì cũng phải có lý, có tình. Mình có tiền mà mọi người không vui thì không nên làm. Quan trọng là làm gì cũng phải tuân thủ luật pháp. Mình phải vì mọi người thì mới có thể mong mọi người vì mình. (Lê Hữu Phước - doanh nhân TP Tây Ninh)
Tam Long

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文