Chuyện cụ Màng may chăn, đem ấm áp đến cho những người bất hạnh

07:23 08/11/2017
Tôi vô cùng xúc động và thật sự cảm kích khi thấy cụ đã 93 tuổi mà vẫn cặm cụi bên chiếc máy may cũ kỹ để may chăn cho người nghèo. Cụ chính là Phạm Thị Màng, ở khu phố 3, phường 4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.


Cụ Màng cho biết hơn 40 năm trước trong một lần tình cờ đi đến nhà người quen làm nghề may quần áo, thấy thợ may bỏ đi những mảnh vải thừa nên cụ rất tiếc, trong khi còn rất nhiều mảnh đời khốn khó, gặp thiên tai, lũ lụt phải co ro trong giá lạnh. Vì vậy, cụ đã quyết định gom góp hết số tiền tích lũy được đem mua chiếc máy may và vài bao vải vụn để bắt đầu công việc thầm lặng này. Đến nay cụ đã gắn bó với công việc may chăn được hơn 40 năm.

Cụ Màng cho biết lúc đầu cụ mua một bao vải vụn mất 30 nghìn đồng và mất vài ngày để chắt lọc, cắt lại những mảnh vải vụn cho vuông vức rồi mới may thành những tấm chăn dài 2m, rộng 1,5m gồm hai lớp vải, với nhiều hoa văn của các loại vải khác nhau ghép lại. Sau đó, cụ nhờ người con trai út dùng xà phòng giặt thật sạch, phơi khô. 

Cụ nói một bao vải vụn thường may được khoảng 4-5 cái chăn, và để biến bao vải vụn thành những tấm chăn ấm áp cho người nghèo, cụ phải làm việc cật lực trong hơn 10 ngày. Và khi may được từ 7-10 cái, cụ sẽ gửi đi cho những người nghèo cần đến nó.

Cụ Màng chia sẻ cụ chỉ phải bỏ tiền ra mua vải vụn khoảng 2 năm thôi, còn từ đó đến nay toàn là do các “Mạnh thường quân” gửi tặng cụ cả. Nhiều người ở gần đó thì chở thẳng đến nhà cụ, những người ở xa như TP Hồ Chí Minh thì gửi xe đò lên. Nhiều bao vải vụn còn khá nguyên vẹn, có những khổ vải sau khi cắt lại còn to bằng tấm gạch khiến cụ rất vui. Cụ nói: “Mình cũng chỉ đủ ăn, không có tiền đóng góp giúp đỡ người nghèo, nên sẽ cố gắng may những chiếc chăn để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, túng thiếu”.

Tôi không phải là thợ may nhưng cũng có một chiếc máy may “cổ” do chị hàng xóm tặng khi chị ấy mua máy may công nghiệp mới. Những chiếc máy may “cổ” kiểu này hay làm khó chủ nhân của nó vô cùng, đặc biệt là ở khâu xỏ chỉ, chỉnh kim. Khi may cũng phải giữ vải cho khéo chứ không là đường may sẽ cong, lệch đi như con rắn đang bò vậy... 

Vì thế, một người ở độ tuổi như cụ, mắt còn sáng để nắn nót từng đường may là một sự cố gắng phi thường. Sự tỉ mỉ và cần mẫn của cụ Màng chất chứa biết bao yêu thương và sự quan tâm dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Phía sau những tấm chăn chắp ghép ấy là cả tấm lòng rộng lớn, ấm áp của một con người đầy đức hạnh.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ông bà ngày xưa vẫn thường dạy chúng ta như thế. Trong lúc người khác gặp khó khăn, chỉ cần một hành động nhỏ cũng có thể giúp họ bước qua hoạn nạn. Và đồ thừa của người này có thể là cả gia tài đối với những người khác...

Cụ Màng năm nay đã 93 tuổi, lưng còng, mái tóc bạc phơ, nhưng ngày ngày cụ vẫn miệt mài dành hơn 8 giờ ngồi bên chiếc máy may cũ để may những chiếc chăn từ những tấm vải vụn đã bỏ đi. Cụ cho biết hiện đã chuẩn bị được hơn 30 chiếc chăn đang chờ đoàn từ thiện đến lấy gửi cho đồng bào miền Trung, miền Bắc bị lũ lụt cuốn mất nhà cửa.

Việc làm và tấm lòng bác ái của cụ đáng để mỗi người trong chúng ta nhìn nhận lại mình để có những việc làm đẹp như cụ.

Huỳnh Bảo Nhân

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

Nắng nóng gay gắt chấm dứt ở miền Bắc với sự xuất hiện của mưa lớn diện rộng với lượng mưa có nơi trên 50mm, nền nhiệt giảm nhanh gần 10 độ C. Khu vực Trung và Nam Bộ duy trì nắng nóng như "thiêu đốt".

Bắt đầu từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Thời gian đăng ký kéo dài đến 17h ngày 10/5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần đọc kỹ các mục và bản hướng dẫn ghi phiếu mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, những điểm nào chưa rõ phải hỏi cán bộ tiếp nhận để được hướng dẫn đầy đủ bởi thí sinh chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin khai trong phiếu.

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文