Chuyện về người phụ nữ đoạt giải Nobel y học năm 2015 của Trung Quốc

18:01 03/11/2015
Cuối cùng sau bao ngày đợi mong, Trung Quốc cũng nhận được một giải Nobel về khoa học, nhưng có vẻ như cả giới lãnh đạo lẫn cộng đồng khoa học tỏ vẻ không hạnh phúc cho lắm.

Bà Đồ U U, 84 tuổi, được trao giải Nobel sinh lý học hay y học vào ngày 5/10/2015 từ Ủy ban Nobel của Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển). Cùng giành giải Nobel với bà Đồ U U là 2 nhà khoa học khác là William C. Campbell (Mỹ) và Satoshi Omura (Nhật Bản). 

Trước đó, vào thập niên 1970, bà Đồ U U đã tìm ra Atermisinin (thuốc chống sốt rét), đã cứu mạng sống cho hàng triệu người mắc bệnh sốt rét trên khắp thế giới trong suốt hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, thành tích của bà Đồ lại vướng phải sự chỉ trích từ các đồng nghiệp khoa học, truyền thông nhà nước và các tác giả Trung Quốc.


Dư luận phản ứng với giải Nobel của bà Đồ một phần cũng bởi vai trò thống trị khoa học của nhà nước tại Trung Quốc, một hệ thống xem bà Đồ như một người xa lạ, và chiến thắng của bà đã gây ra tâm lý "khó xử" với những người khác. 

Truyền thông Trung Quốc đưa tin qua loa về chiến thắng của bà Đồ U U do bởi nền tảng xuất thân khiêm tốn của bà, đồng thời chiến thắng của bà Đồ tạo nên tâm lý hổ thẹn cho Chính phủ Trung Quốc, theo phát biểu của bà Chen Pokong, tác giả với vài quyển sách về văn hóa chính trị Trung Quốc. Ngược lại, truyền thông nhà nước của nước này đã rầm rộ đưa tin về văn sĩ người Trung Quốc - Mạc Ngôn khi ông này đoạt giải Nobel văn chương vào năm 2012, cũng như thành tựu của họ Mạc cũng được thúc đẩy mạnh mẽ.

Xuất thân "dân quèn"

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bà Chen nói với báo Đại Kỷ Nguyên (T.E.T) rằng việc bà Đồ U U chiến thắng giải Nobel khiến cho giới chức Trung Quốc lâm vào một tình thế khó xử bởi vì bà Đồ không phải là thành viên của chính quyền Trung Quốc để có thể được chính phủ xúc tiến và hỗ trợ - bà Đồ không phải là học giả, nghiên cứu của bà cũng không xuất phát từ khoa học Trung Quốc mà là y học cổ truyền Trung Quốc, thêm nữa bà không phải là "người có máu mặt" trong xã hội cũng như không phải đến từ tầng lớp ưu tú. 

Mà thay vào đó, bà Đồ - như một bài báo trích dẫn trên Nhân dân nhật báo vào năm 2011 là một nhà nghiên cứu - nghiên cứu thầm lặng, không giỏi về xây dựng các mối quan hệ xã hội, cũng như mạnh miệng "với bề trên" thay vì phải là nịnh hót, luồn cúi. Mặt khác, chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ công bố giải Nobel Văn chương của Mạc Ngôn vì ông là một phần của chính quyền, Mạc là Phó chủ tịch của Hội Nhà văn Trung Quốc (CWA), một tổ chức nhà nước. 

Bà Chen khẳng định: "Chính quyền Trung Quốc chi bạo cho nghiên cứu khoa học và quân sự, ít đếm xỉa tới các loại vũ khí chết người". Bà Chen Pokong nói rằng phản ứng của giới chức Trung Quốc về giải Nobel của bà Đồ cũng cho thấy vấn nạn tham nhũng hoành hành ở nước này, đặc biệt trong các lĩnh vực dính dáng với nhà nước mà khoa học là một điển hình.

"Luật gia đình trị"

Các cơ sở giáo dục do nhà nước điều hành không đề cao học vấn khi đề cập đến vai trò của người đứng đầu, mà thường là những nhân vật dính líu tới tham nhũng và "gia đình trị". Bà Chen bức xúc: "Tham nhũng đã ăn sâu vào mọi diện mạo của xã hội, từ việc học sinh gian lận thi cử cho đến những người làm công chức đã tìm mọi cách "đút lót" và "hối lộ" theo cách riêng của họ để chen chân vào những vị trí cao nhất". 

Một ví dụ cộm cán nhất để nói về vấn nạn này là nhân vật Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc - Giang Trạch Dân. Vào năm 1999, Giang thiếu gia đã được bổ nhiệm làm Phó giám đốc của một trong những tổ chức nghiên cứu khoa học uy tín và lớn nhất Trung Quốc: Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), tức là chỉ 6 năm sau khi Giang Miên Hằng trở về cố hương sau thời gian hoàn tất học vị Tiến sĩ tại Philadelphia.

Chỉ có một chút ít kinh nghiệm quản trị hoặc thành tích học thuật trước khi được bổ nhiệm "ghế nóng", người ta ngờ rằng có lẽ "bóng cha" quá lớn nên Giang Miên Hằng mới được ưu ái nhiều như thế. Trước đó vào năm 2005, Giang Miên Hằng đã được chỉ định làm Giám đốc CAS chi nhánh Thượng Hải, chiếc ghế này Giang mới trả lại hồi tháng Giêng năm 2015. Giang công khai lý do tuổi tác nên muốn "nhường ngôi", nhưng thực tế phải cầm trịch thêm vài năm nữa thì Giang mới đủ tuổi cáo lão về vườn. 

Quan sát đường thăng quan tiến chức của Giang Miên Hằng, các nhà quan sát cảm nhận những dấu hiệu của làn gió chính trị được thay đổi, nơi đó, "phụ hoàng" Giang Trạch Dân đã bị gạt ra và bị đe dọa mất ghế trong chiến dịch tảo trừ tham nhũng của Tập Cận Bình. Bà Chen Pokong quả quyết: "Đó chính là lỗi hệ thống". 

Trớ trêu thay, bà Đồ U U nói rằng bà không mấy ngạc nhiên với chiến thắng của mình bởi vì "nó không chỉ là danh dự cho cá nhân tôi mà còn cho cả đội ngũ khoa học gia Trung Hoa. Mọi người đã nỗ lực nghiên cứu trong hàng thập kỷ qua, đó là lý do không gây sửng sốt khi tôi chiến thắng giải Nobel", phóng viên của báo Kiềm Giang (Trùng Khánh) dẫn lời phỏng vấn của bà Đồ.

"Nhà khoa học 3 không"

Trong một bức thông điệp ngắn ngọn mang lời chúc mừng được phát đi bởi các viện nghiên cứu khoa học và truyền thông nhà nước hôm 5/10, Thủ tướng Trung Quốc - ông Lý Khắc Cường ca ngợi bà Đồ U U đã làm rạng danh tiến bộ khoa học và y học cổ truyền Trung Quốc, lấy nguồn cảm hứng từ khám phá của chính bà. 

Truyền thông nhà nước nói rằng thành tựu của bà Đồ là một kỳ tích vì bà không phải là nhân viên biên chế của một tổ chức khoa học nhà nước, cũng không theo đuổi học vị Tiến sĩ, và chưa từng du học nước ngoài, nói tóm lại, bà Đồ U U đích thực là "Khoa học gia 3 không". 

Mặc dầu vậy, vẫn đang có một nỗ lực nhằm giảm bớt sự đóng góp của bà Đồ, và bảo vệ nguyên trạng nó, đó là sự tham gia của các viện nghiên cứu mô hình Liên Xô trong đó các nhà khoa học làm việc cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thành tựu của bà Đồ U U không chỉ là của riêng bà mà còn cho cả các nhà khoa học chính thống, trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc - họ chỉ ra rằng có khoảng 500 nhà khoa học khác cũng đang làm việc cho Dự án 523, là một chương trình quân sự tuyệt mật được thành lập bởi Mao Trạch Đông, chương trình này có những đóng góp quan trọng cho sự cô lập thuốc chống sốt rét. 

Khi bà Đồ đoạt giải Nghiên cứu y học Lasker uy tín vào năm 2011 vì nỗ lực nghiên cứu bệnh sốt rét, khi đó các nhà khoa học khác - dù không tham gia - cũng tranh nhau kể mình là người góp công vào nghiên cứu của bà Đồ. 3 ngày sau khi bà Đồ đoạt giải Nobel y học, tờ The Paper, một tờ tin tức bán chính thức, đã công bố một bài bình luận ủng hộ các học giả, ám chỉ đến các học giả tại các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu Trung Quốc.

Bà Đồ U U không được nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) bởi vì trong nhiều năm qua, khám phá ra Artemisinin của bà Đồ lại bị xem là thành tựu của nỗ lực nhóm, đồng thời vai trò chính của bà bị "tranh cãi dữ dội" trong cộng đồng khoa học Trung Quốc, báo The Paper dẫn ý kiến các nhà khoa học Trung Quốc. Lý giải vì việc bị "khước từ" gia nhập CAS, bà Đồ khẳng định rằng "nó là chuyện thường ngày ở huyện, cũng như không giới hạn cho bất kỳ cá nhân nào". Báo The Paper cũng trích dẫn lời bà Đồ trong cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2015 trên tờ Nhật báo Thanh niên rằng bà không quan tâm đến vị trí hay giải thưởng bởi vì "tôi cũng già rồi".  N

Nữ khoa học Đồ U U, người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel y học, trong buổi lễ được tổ chức bởi Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia (NHFPC) Trung Quốc và các sở, ngành khác tại Bắc Kinh vào ngày 8/10/2015. 

Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel văn chương, đang tham dự Ủy ban quốc gia của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc lần thứ 12 (CPPCC) ở Bắc Kinh vào ngày 4/3/2014.

Nguyễn Thanh Hải

Bộ Công an khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ) trong hệ thống quản trị toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, xây dựng trật tự thế giới dựa trên pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ; đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới.

Ngày 5/1, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thảo (SN 1996, trú tại Lào Cai) và Lin Kai Yuan (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”; khởi tố bị can đối với Dương Thị Như Hồng (SN 2000, trú tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Theo Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của nữ bệnh nhân 67 tuổi ở Thanh Hoá vào nhập viện trong tình trạng hôn mê phát hiện chất độc strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuốc người bệnh sử dụng.

Tôi về quê vào những ngày cuối năm, trên chuyến xe chật ních những người, lòng dâng lên một cảm xúc xốn xang, bồi hồi khó tả. Bao nhiêu năm trôi qua với niềm nhớ thương da diết, Tết quê nhà trong tim tôi vẫn luôn dung dị, bình yên với khói chiều cuối năm bảng lảng, ngày cuối Chạp bóng nắng hắt lên lũy tre làng xanh biêng biếc, bầy chèo bẻo đậu trên nhánh cây bạch đàn tao tác gọi bạn.

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文