Lớp học miễn phí của cô Thanh

17:25 11/07/2018
Đó là lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thanh, nguyên giáo viên Trường tiểu học Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.


Lớp học nhỏ tọa lạc trong mái hiên ngôi nhà cũ kỹ của cô Thanh. Một tấm bảng phai màu sơn đen và vài dãy bàn ghế đã in hằn nhiều vết ố. Trong lớp học ấy, các em bị nhiễm chất độc da cam, mồ côi cha mẹ và những đứa trẻ bình thường cùng học với nhau. Cô giáo có gương mặt khắc khổ trìu mến cầm tay mỗi đứa trẻ, tập cho chúng nắn nót viết từng chữ.

Cô Thanh kể đầu năm 1980 ra trường, cô dạy học ở huyện Trà My (Quảng Nam). Đến năm 1984, cô được chuyển về gần nhà dạy Trường tiểu học Trần Ngọc Sương (sau này là Trường tiểu học Tiên Thọ). Sinh ra, lớn lên ở vùng đất bom đạn khói lửa triền miên này, cô biết rõ nơi đây có nhiều trẻ em là nạn nhân chất độc da cam. Nhiều em không được đi học, cô thấy thương quá nên ấp ủ mở một lớp học tại nhà dạy miễn phí cho các em.

Năm 1993, tâm nguyện ấy của cô mới được thực hiện. Cô đã ngược xuôi lên Phòng giáo dục huyện xin một cái bảng và vài bộ bàn ghế cũ đem về tận dụng để dạy học. Lớp học của cô cũng rất đặc biệt: có bàn, có ghế, có học sinh nhưng “phòng học” lại chỉ là khoảng trống giữa sân với mái che là các loại băng rôn, bạt… để tránh mưa gió, nắng nóng.

Khoảng thời gian đầu mới mở lớp, học sinh của cô chỉ là vài ba học sinh khuyết tật, chậm tiến bộ được gia đình gửi đến nhờ cô kèm cặp. Dưới sự chỉ bảo ân cần, nhiệt tình của cô Thanh, sau một thời gian, bạn nào cũng tiến bộ rõ rệt, học lực khá hơn. Tiếng lành đồn xa, người dân trong vùng đưa con đến lớp nhờ cô giáo giúp đỡ ngày một nhiều hơn, số học sinh vì thế tăng lên vài chục. 

“Hồi đó cứ dạy một buổi trên trường, buổi còn lại tôi dạy cho các em ở nhà. Những em được người thân xin vào học chủ yếu bị khuyết tật, học sinh nghèo hoặc mồ côi cha mẹ. Mới đầu chỉ có hơn chục em nhưng sau đó phụ huynh xin vào đông mấy chục đứa, tôi nhận hết. Có năm tôi dạy gần trăm em”, cô Thanh nhớ lại.

Tất cả học sinh đến với lớp học cô Thanh đều hoàn toàn miễn phí, cô còn tặng quà, sách vở cho các bạn khuyết tật chăm chỉ đến lớp, vì thế các bạn có nhiều nỗ lực, tiến bộ trong học tập… Nhiều bạn cha mẹ bận chưa kịp đón về, cô Thanh nấu ăn cho luôn.

Chuyện cô Thanh dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật được đồn xa nên có một đoàn từ thiện về đây, đặt vấn đề tài trợ xây 2 lớp học cho trẻ khuyết tật ở xã Tiên Thọ với điều kiện cô Thanh phải là người trực tiếp dạy. Mừng quá cô nhận lời ngay, sắp xếp thời gian các buổi không có tiết dạy ở trường, cô đến 2 lớp này dạy. Thời gian còn lại cô dành cho các cháu mồ côi, nghèo khó tại nhà mình. 

“Dạy từ năm 1997 đến 2002 thì 2 lớp đó giải tán vì địa phương có cơ chế cho các cháu tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng một thời gian sau các cháu cũng trở về học lại tại nhà cô, thế là tôi nhận luôn” - cô Thanh kể.

Dường như việc “gõ đầu trẻ” và lo cho các em khiến cô không còn thời gian nghĩ đến hạnh phúc riêng. Cô nói: “Mình cảm thấy lòng đủ đầy khi có những đứa trẻ bên cạnh mỗi ngày. Đó là niềm vui duy nhất của đời mình”. Cô Thanh cho biết năm nay cô 57 tuổi và mới nghỉ hưu được 2 năm. Hiện cô sống cùng mẹ già 94 tuổi trong căn nhà cấp bốn nằm bên tuyến đường liên thôn của xã Tiên Thọ. Cuộc sống của mẹ con cô chỉ dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của cô, khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.

Cuộc sống cũng không dư dả gì nhưng cô rất yêu nghề và yêu thương những đứa trẻ thôn quê của mình, đặc biệt là những đứa trẻ chịu thiệt thòi vì bị tật nguyền, nên cô càng mong muốn giúp các em có thể nắm kiến thức vững hơn, giúp các em thêm cơ hội học tập ngang bằng với các bạn đồng trang lứa. “Về hưu rồi nên tôi dành trọn thời gian để kèm cặp các em học sinh tiểu học. Thời khóa biểu được lên lịch giống như các em học ở trường”, cô giáo Thanh chia sẻ.

Gần 25 năm dạy chữ, cô Thanh không đòi hỏi điều gì, chỉ mong trò chăm ngoan, học giỏi.  “Có em khuyết tật, không chịu đi học, tôi đến nhà dỗ dành đến lớp. Tôi mua sách vở cho chúng và dạy mấy tháng trời mới viết được chữ. Lúc đó, tôi rất vui. Còn sức, tôi còn duy trì lớp học để bù đắp những thiếu thốn cho bọn trẻ ở quê”, cô tâm sự.

Cô Thanh cho biết lớp học của cô hoàn toàn miễn phí, nhưng thỉnh thoảng có phụ huynh đóng góp 50.000-100.000 đồng, cô vẫn nhận để thêm tiền mua phấn và bút mực cho các em cũng như để chi trả đỡ một phần tiền điện, vì các em học ở ngoài sân chỉ che bằng bạt giữa cái nắng mùa hè nên nắng nóng vô cùng. Cô còn cho biết thêm cô đang ấp ủ xây một phòng học trên mảnh đất của gia đình để các em có chỗ học đàng hoàng.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh đã được tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Huy hiệu Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tiên Thọ, cho biết nhiều năm nay cô Thanh đã giúp rất nhiều trẻ em khuyết tật, nghèo khó ở xã bằng một cái tâm trong sáng. 

“Cô đã đóng góp công sức cho công tác khuyến học của xã, giúp các em dù khó khăn đến mấy cũng được học hành đàng hoàng. Tất cả những việc cô làm đều từ xuất phát từ tấm lòng của  một nhà giáo”, bà Tâm nói.

Anh Khoa

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文