Nghị lực phi thường của cậu bé đi bằng tay

09:58 13/01/2019
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, với đôi chân dị dạng và quá nhỏ so với cơ thể, nhưng cậu bé ấy vẫn vượt lên khó khăn để tiếp tục đến trường. Mọi người nể phục nghị lực vượt lên số phận của cậu bé, nhưng càng xúc động hơn với cái cách cậu bé ấy đến trường: “trồng cây chuối” đi học. Cậu bé đó có tên là Mukhlis Abdul Holik.


Holik sinh tháng 4-2010, trong một gia đình thuần nông ở thành phố Sukabumi, tỉnh West Java, Indonesia. Hiện cậu bé đang học lớp 3 tại một ngôi trường cách nhà khá xa. Cha mẹ của cậu bé, ông bà Dadan Hamdani và Pipin, cho biết Holik là con thứ 4 trong gia đình. Không được may mắn như các anh chị, Holik chào đời với đôi chân khuyết tật và cổ họng bị dị tật bẩm sinh. Dù đã 9 tuổi nhưng cậu bé chỉ cao đến eo bạn cùng lớp và đi lại rất khó khăn.

Chân yếu, khó đi lại, con đường đến trường lại dài... Holik đã nghĩ ra cách sử dụng đôi bàn tay khỏe mạnh để thay thế hai chân làm nhiệm vụ giúp em di chuyển trên những chặng đường dài. Em còn biết xỏ tay vào đôi xăng-đan đã cũ để bảo vệ tay khỏi cái nóng bỏng rát của mặt đường. Cách bù đắp cho khiếm khuyết đôi chân của em vô cùng hiệu quả. Holik từng bước đã tự chăm lo cho bản thân khi có thể tự mình leo lên, leo xuống các con dốc, vượt qua cây cầu tre nhỏ mà không cần có người giúp đỡ.

Hành trang đến trường của cậu bé 8 tuổi là ba lô cặp sách mang trên lưng và hai đôi dép, một ở chân và một ở tay để bảo vệ khỏi đá làm xây xát hay sức nóng từ mặt đường.

Trồng cây chuối đi học, đó là cách Holik đến trường từ 3 năm nay. Nhà nằm trên đồi nên hàng ngày em phải vượt quãng đường 3km đường núi dốc, gập ghềnh, không hề bằng phẳng. Tính cả đi, về, em phải bò lên xuống 6 km đường núi. Thực ra, khoảng cách giữa nhà Holik và trường học dài đến 5 km. Nhưng thấy cậu bé đi lại khó khăn, hiệu trưởng Trường trung học Al Bayan đã cho phép em đi tắt qua trường mỗi lần đến lớp hay khi tan học về nhà. Do vậy mà quãng đường đến trường của em đã được rút ngắn gần một nửa.

Bà Pipin cho biết mặc dù hàng ngày vẫn theo mẹ và anh trai (đang học lớp 6) đi học nhưng Holik không cần đến sự giúp đỡ của cả hai. Cậu tự mình vượt qua quãng đường đi, với các con dốc trơn trượt khi trời mưa. Holik vẫn kiên trì tới lớp, không nghỉ học ngày nào.

Mẹ cậu bé chia sẻ: “Đoạn đường rất dốc, nhưng Holik vẫn trồng chuối đi học mỗi ngày. Khi nào dư dả tôi vẫn cho nó tiền đi xe ôm, nhưng lúc nhà không tiền thì nó vẫn phải đi học bằng tay như vậy. Thằng bé chẳng bao giờ phàn nàn, dù nắng hay mưa, vẫn cứ thế đến trường”.

Từ nhà đến trường, nếu thuê xe ôm cha mẹ Holik phải trả 7.000 rp (11.000 đồng). Số tiền không quá lớn, thế nhưng với một gia đình đang sống trong cảnh chạy ăn từng bữa thì điều này quả thật khó khăn!

Vượt qua tất cả, Holik luôn nỗ lực học hành để đạt kết quả tốt nhất. Em luôn là một trong những người có thành tích học tập cao nhất lớp.

Cô giáo chủ nhiệm của Holik - cô Euis Hodijah, không tiếc lời khen ngợi cậu học trò nhỏ của mình. Cô cho biết dù thiệt thòi hơn các bạn nhưng Holik không bao giờ cảm thấy tự ti, ngược lại cậu bé còn rất tự tin là đằng khác. Bỏ qua những cách biệt về thân thể cũng như hoàn cảnh gia đình, Holik luôn hòa đồng, chơi vui vẻ với bạn cùng lớp.

Hành trình đến trường của Mukhlis Abdul Holik trở thành đề tài của báo chí trong nước và cả trên báo chí nước ngoài, truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Nghị lực sống phi thường mang lại cho cậu bé cơ hội gặp gỡ Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo vào ngày 3-12-2018 tại Dinh Tổng thống nhân Ngày quốc tế dành cho người khuyết tật do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.

Buổi nói chuyện đơn giản với lời tâm sự chân chất của cậu bé Holik khiến Tổng thống Joko Widodo rất ngạc nhiên và xúc động. Holik cũng chia sẻ ước mơ sau này rằng em chỉ muốn được vào đại học, muốn trở thành lính cứu hỏa, bác sĩ hoặc phi hành gia.

Xuân Trường

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文