Người thầy khiếm thị và hành trình thắp sáng những cuộc đời

15:45 29/11/2018
Mặc dù đã sang tuổi 81, nhưng trong câu chuyện của mình, thầy Phạm Đình Thắng (sinh năm 1938, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dường như không quên một chi tiết nào trong cuộc đời làm thầy giáo của mình.


Qua tuổi nghỉ hưu chính thức đã lâu nhưng người thầy ấy vẫn không nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già mà  tiếp tục ở lại ngôi trường đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị. Người thầy ấy không dạy chữ, cũng không lên bục giảng mà là chỗ dựa tinh thần, truyền dạy kĩ năng sống và dẫn lối cuộc đời cho những người học trò đang mò mẫm trong bóng tối...

Mặc dù đã sang tuổi 81, nhưng trong câu chuyện của mình, thầy Phạm Đình Thắng (sinh năm 1938, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dường như không quên một chi tiết nào trong cuộc đời làm thầy giáo của mình. Thầy Thắng tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Hà Nội, một ngôi trường mà nhiều người mong muốn được theo học bởi sau khi tốt nghiệp, có thể được ở lại Hà Nội giảng dạy.

Thế nhưng, do sự thiếu thốn giáo viên ở những vùng cao, thầy Thắng được Sở Giáo dục Hà Nội khi đó điều động lên vùng núi để dạy chữ. Tưởng rằng chỉ sau vài năm sẽ lại trở về Hà Nội giảng dạy, nhưng đâu ai ngờ, chàng trai trẻ lại "đắm đuối" những mảnh đất đó đến 27 năm.

Kể lại 27 năm làm thầy giáo vùng cao, dạy không biết bao nhiêu học trò ở các vùng núi Thái Nguyên, Lạng Sơn, thầy Thắng cho biết: "Những ngày đầu mang chữ đến các vùng núi đó rất khó khăn, các học sinh đầu tiên của tôi đều là những cán bộ nòng cốt của địa phương, giữ các chức vụ quan trọng như chủ tịch, bí thư xã, huyện...".

Thầy Thắng bên các học trò của mình.

Đến năm 1970, thầy được chuyển về nhận chức Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Văn - thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn. Suốt thời gian còn lại của 27 năm xa xứ, thầy gắn bó với ngôi trường này. Khi đó, đất nước đang trong chiến tranh, hoàn cảnh khó khăn, ở vùng núi lại khó khăn hơn gấp bội phần. 

Những giáo viên vùng núi lương thấp, lương thực, thực phẩm và ngay cả nước sinh hoạt cũng thiếu thốn, nhưng bù lại là tình cảm đùm bọc của người dân. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn còn nhớ ông thầy hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, có dịp vẫn qua thăm hỏi thầy Thắng.

Thầy Thắng kể lại những lần vượt đèo núi đến từng nhà các em học sinh để vận động đi học. Có những cậu học sinh giận thầy ném gạch vào lớp, có những cậu lười học trốn trong bụi lau, lùm cây khiến thầy giáo đi tìm bở hơi tai... Những kỉ niệm đó như đã gắn liền trong tâm trí của người thầy giáo già.

Khi được hỏi lý do chuyển về trường Nguyễn Đình Chiểu làm công tác quản lý, thầy Thắng nói: "Nguyên do về đây thì phải kể về những ngày tôi còn nhỏ. Năm 13 tuổi tôi đã bị cận nặng, phải đến 10 độ. Năm 22 tuổi, khi làm giáo viên ở Lạng Sơn, kính cũng đã dày thêm vài số. Khi đi khám bác sĩ cũng nói có thể sẽ bị mù. Rồi sau đó, do hoàn cảnh sống thiếu thốn đủ bề nên đến thời điểm gần về hưu, mắt phải của tôi hỏng hoàn toàn, mắt trái thì thị lực chỉ còn 1/10".

Đôi mắt đã mờ nên thầy Thắng phải đọc viết chữ nổi.

Thời điểm đó, người thầy vẫn còn đầy đam mê đứng lớp này rơi vào cơn hoảng loạn. Ông không hình dung ra được cuộc sống mù lòa, không thấy ánh sáng sẽ ra sao, sẽ đi dạy thế nào. Nhưng rồi chấp nhận sự thật, khi đôi mắt còn lờ mờ nhìn thấy, thầy Thắng đem hết kho sách của mình đem đi cho, tặng. Tuy nhiên, sự mặc cảm về căn bệnh mù lòa này cũng không thể nào mất hết. Cũng vì lí do đó mà thầy Thắng đã không nghĩ chuyện lập gia đình. Cho đến giờ, thầy vẫn sống cô độc một mình.

Việc trở lại Hà Nội được bắt nguồn từ lần thầy Thắng đại diện tỉnh Lạng Sơn đi dự đại hội giáo viên 6 tỉnh biên giới. Là người đứng lên báo cáo thành tích của ngành giáo dục xứ Lạng, thầy Thắng ngỏ ý muốn trở về Hà Nội. Sau  hôm ấy, đề nghị của thầy đã được chấp thuận. Thầy trở về Hà Nội với vai trò giáo viên của trường Nguyễn Đình Chiểu. 

"Lúc đó, sức khỏe tôi cũng không còn tốt nữa, mắt phải đã bong giác mạc và hỏng hoàn toàn. Ngoài ra tôi còn bị căn bệnh tiểu đường nữa", thầy Thắng ngậm ngùi kể.

Giờ đây thầy Thắng đã ở tuổi 81, tay không còn nắm được chặt nữa, mắt cũng chẳng nhìn được xa và chiếc gậy gỗ là người bạn luôn thường trực. Dù đã chính thức nghỉ hưu 28 năm trước nhưng thầy vẫn xin ở lại gắn bó với trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội). Ở đây, thầy đảm nhiệm công việc hướng nghiệp và dạy nghề cho các học sinh khiếm thị của trường. 

"Tôi còn nhớ, năm tôi bắt đầu vào làm giáo viên tại trường Nguyễn Đình Chiểu là năm 1987. Vào đây tôi không làm công tác giảng dạy mà chăm lo cho cuộc sống các em trong khu ký túc xá nội trú của trường. Đồng bệnh tương liên, tôi và các em đều là những người khiếm thị, tâm tư tình cảm và những khó khăn trong cuộc sống có nhiều nét tương đồng, rất dễ sẻ chia", thầy Thắng nói.

Căn phòng 10m² là nơi tư vấn cũng là phòng nghỉ của thầy Thắng.

Thầy vẫn ở một mình trong căn phòng chừng 10m² của ký túc xá, chỉ có một bàn tiếp khách cũng chính là bàn làm việc, một tủ quần áo đơn sơ và một chiếc giường đơn nhỏ bé. Ở đây, niềm vui của thầy là được gặp các em học sinh khiếm thị, được nghe các em chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, được động viên khích lệ các em vượt qua nghịch cảnh để vươn lên. Đó là công việc và cũng là lý do để thầy gắn bó với mái trường này.

Trường Nguyễn Đình Chiểu hiện có hơn 170 học sinh khiếm thị, trong đó có hơn 100 em ở nội trú trong khu ký túc xá của trường. Các em là những mảnh đời khiếm khuyết, nhà xa hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Thầy Thắng là người thường trực ở đây, luôn sẵn sàng lắng nghe những điều học sinh mình muốn nói.

Có những điều học sinh chỉ nói riêng với mình thầy và cũng chỉ tìm đến thầy để nghe lời khuyên nhủ. Bao thế hệ học trò, có người bây giờ đã lên chức ông, chức bà nhưng trong họ hình ảnh của thầy vẫn gần gũi, thân thương. 

"Ở đây cũng giống như các ngôi trường khác là giáo dục cho các em nhân cách, đạo đức và kiến thức. Nhưng ngoài những điều đó ngôi trường này còn phải làm một chức năng là xóa đi sự tự ti, mặc cảm cố hữu trong lòng các em, để các em tự tin rằng mình là một thành viên bình đẳng trong xã hội", thầy Thắng chia sẻ.

Thầy Phạm Đình Thắng.

Để xóa đi sự tự ti, để mang lại ý thức bình đẳng, không gì thiết thực hơn là dạy các em kỹ năng để có thể tự túc cuộc sống và tự chủ kinh tế. Từ sự định hướng đó, trường tổ chức các lớp năng khiếu và các lớp dạy nghề cho các em.

Thầy Thắng kể: "Hồi đầu trường cũng tổ chức các lớp dạy nghề truyền thống như đan lát, bện thừng, làm tăm…, nhưng những nghề đấy trong cuộc sống hiện tại rất khó tồn tại, vì thế trường đã chuyển hướng. Dạy cho các em những nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và khả năng của chính các em. Các em khiếm thị nhưng tư duy chẳng khác những người khác, khả năng diễn thuyết cũng không thua kém những người bình thường, đặc biệt là đôi tay vẫn thao tác uyển chuyển".

Đến nay, nhiều lứa học sinh khiếm thị đi ra từ mái trường này đã trưởng thành và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Những gương mặt tiêu biểu có thể kể đến như thủ khoa đại học Sư phạm Đào Thu Hương (một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2010); chàng Hiệp sĩ mù Khúc Hải Vân (Hiệp sĩ công nghệ thông tin); anh Nguyễn Huy Việt (người khiếm thị đầu tiên của Việt Nam chinh phục được chặng đường bán Marathon 21km đường đèo Hà Giang hiểm trở)…

Hằng năm, vào dịp 20/11, học trò cũ lại cùng nhau về thăm thầy Thắng. Họ đến cùng với vợ chồng, con cái, thậm chí nhiều người mang cả cháu đến thăm thầy giáo cũ.

Đến nay, thầy Thắng đã nhận được nhiều bằng khen, huân, huy chương do Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận những cống hiến của thầy vì sự nghiệp giáo dục của đất nước. Nhưng trên hết mọi danh hiệu, niềm vui, món qùa lớn nhất của cuộc đời thầy chính là nụ cười, là sự tự tin, là là sự trưởng thành của những thế hệ học sinh bước ra từ mái trường Nguyễn Đình Chiểu. Ở tuổi xế chiều, thầy vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục miệt mài bên các học trò của mình. 
Ngọc Trâm

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文