Người thợ cắt tóc "mê" làm từ thiện

11:52 28/10/2016
Sinh ra trong một gia đình giáo dân có 8 người con, Đoàn là con thứ  hai. Thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ khi phải quần quật kiếm tiến để nuôi mình và các em sau này, dù không làm được gì nhiều nhưng mọi việc trong nhà anh đều giúp đỡ cho bố mẹ mình. Trong suy nghĩ của Đoàn, muốn làm điều gì đó để vơi bớt gánh nặng trên vai bố mẹ.


Thu nhập thất thường từ nghề cắt tóc, có khi anh còn đi bán bong bóng dạo ở cổng trường, hay đi diễn xiếc, làm ảo thuật ở các đám cưới, sinh nhật… 

Cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên với suy nghĩ, "lá lành đùm lá rách", anh muốn sẻ chia một phần nhỏ số tiền mà mình kiếm được để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đó là anh Đặng Hữu Đoàn (35 tuổi), trú ở xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).

Một phần tiền cắt tóc anh dành để giúp đỡ người, hoàn cảnh khó khăn.

Sinh ra trong một gia đình giáo dân có 8 người con, Đoàn là con thứ  hai. Thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ khi phải quần quật kiếm tiến để nuôi mình và các em sau này, dù không làm được gì nhiều nhưng mọi việc trong nhà anh đều giúp đỡ cho bố mẹ mình. Trong suy nghĩ của Đoàn, muốn làm điều gì đó để vơi bớt gánh nặng trên vai bố mẹ.

Rồi năm lên 12 tuổi, trong một lần đi học, Đoàn đã trốn học bắt xe vào miền Nam với mong muốn có thể kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhớ lại những ngày đó, Đoàn cho hay: "Để đi xe vào đến TP Hồ Chí Minh thì tiền xe lúc đó hết 80.000 đồng, tuy nhiên trong túi chỉ có 50.000 do bán gạo ở nhà mà có. Và trên hành trình đó, anh đã bị đuổi xuống xe 2 lần, cũng may gặp được nhiều người tốt bụng nên mới đi tiếp được".

Do không đủ tiền nên vào tới Huế anh đã bị đuổi xuống xe, trời lúc đó đã tối mịt, thấy bụng đói cồn cào, nhưng trong người lại không có tiền và cũng không người thân thích.

Trong lúc nằm thiếp đi bên đường thì Đoàn được đôi vợ chồng tốt bụng thấy và cưu mang, sau đó anh được gia đình nọ cho ăn mỳ tôm và tắm rửa sach sẽ.

Nghe xong câu chuyện của Đoàn, đồng cảm cho hoàn cảnh của anh nên đôi vợ chồng tốt bụng đó đã cho tiền để anh bắt xe đi tiếp. "Lúc đó thấy lòng mình thật ấm áp, vì dường như cảm nhận được xung quanh mình vẫn còn nhiều người tốt bụng, nên anh tự hứa với bản thân mình sau này dù có thế nào cũng sẽ làm những việc có ích để giúp đỡ những hoàn cảnh như mình đã từng được giúp đỡ" - anh Đoàn cho biết.

Vào tới Bình Định, anh rong ruổi khắp nơi tìm việc làm, tuy nhiên do người thấp bé, trông anh nhỏ thó nên không có ai thuê anh cả. Trong lúc tuyệt vọng nhất thì may mắn lại đến với anh thêm một lần nữa khi anh gặp được đôi vợ chồng tốt bụng và nhận làm con nuôi.

Hằng ngày anh đi chăn bò thuê, lúc đi cắt cỏ, bổ củi hay lo cơm nước cho gia đình bố mẹ nuôi. Thấy Đoàn chăm chỉ chịu khó nên gia đình nọ coi anh như ruột thịt trong nhà.

Rồi trong một lần theo bố mẹ nuôi lên nhà chùa đi làm từ thiện, chứng kiến nhiều hoàn cảnh còn đáng thương hơn mình, anh thấy bản thân may mắn hơn nhiều vì được nhận làm con nuôi.

Nhìn những em nhỏ bị bỏ rơi, hay những cụ ông, cụ bà không người thân thích chăm sóc, những hoàn cảnh bệnh tật nằm co ro… đang đón nhận chút quà từ gia đình bố mẹ nuôi, anh thấy lòng mình ấm áp biết nhường nào giống như khi anh nhận được sự giúp đỡ từ người khác vậy

Lên 14 tuổi, trong một lần qua nhà anh hàng xóm chơi, Đoàn thấy người hàng xóm đang cắt tóc cho người khách nọ. Thấy thích thú, lại chăm chỉ học hỏi nên Đoàn được người hàng xóm chỉ dạy cho nghề cắt tóc.

Từ những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, lâu dần anh bắt đầu quen tay, lại có sẵn năng khiếu trong người nên chỉ trong thời gian ngắn, anh đã có thể làm chủ được chiếc kéo trên tay. Anh được nhận vào làm thợ phụ rồi anh học thêm ở nhiều nơi khác để nâng cao tay nghề của mình.

Đến năm 2008 anh về quê mở quán cắt tóc, do khéo tay nên quán anh được nhiều khách tìm đến. Anh cho biết: "Thu nhập từ nghề cắt tóc mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng, ngoài ra anh còn đi diễn ảo thuật ở đám cưới, sinh nhật… nên thu nhập có khá hơn.

Mỗi tháng anh đều trích lại khoảng 1.000.000 đồng để đi làm từ thiện, lúc thì giúp người nghèo, lúc thì hoàn cảnh bệnh tật, hay các em học sinh nghèo học giỏi".

Ngoài số tiền túi anh bỏ ra mỗi tháng, anh còn kêu gọi thêm bạn bè hay các Mạnh Thường Quân ủng hộ để mỗi tháng có thể giúp đỡ được 2-3 hoàn cảnh. Tất cả những khoản chi tiêu, tiền ủng hộ của Mạnh Thường Quân đều công bố cụ thể, rõ ràng trên facebook để tiện theo dõi.

"Dù có khi chỉ là cân thịt lợn, khi lại là mấy bộ quần áo cũ, hay mỗi tháng đi cắt tóc miễn phí cho các em nhỏ ở trung tâm thiện nguyện, mới đây nhất là việc anh nấu cháo rồi phát cho khoảng 150 suất tại Bệnh viện Đa khoa Diễn Châu (xã Diễn Yên, Diễn Châu)…

Tuy là những hành động nhỏ nhưng anh thấy những việc mình làm có ý nghĩa, và anh làm bằng cái tâm của mình nên anh thấy rất vui. Anh cũng mong muốn nhiều người có thể hiểu cho việc làm của mình và đồng hành cùng mình nhiều hơn để giúp đỡ người nghèo hay những hoàn cảnh khó khăn" - anh Đoàn tâm sự.

Trương Đức Chung

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文