Những cô gái khuyết tật - Sống và ước mơ

16:03 23/04/2013

Họ là những hoa hậu, không phải của số đo, của nhan sắc. Họ là những người khuyết tật đi thi hoa hậu, nơi tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của những cuộc đời khiếm khuyết. Một cô gái câm điếc và những chiếc xe lăn, những đôi nạng cồng kềnh... Tất cả đều tan biến trên gương mặt luôn rạng rỡ nụ cười. Không có nước mắt. Không có nỗi buồn hay sự bi quan.

"May mắn vì được góp mặt trong đời"

Ánh Ngọc đã đăng quang hoa hậu khuyết tật. Nụ cười rạng rỡ của cô gái khiến mọi người quên đi những khiếm khuyết cô đang mang trong mình. Ngọc khóc và ôm chầm lấy mẹ. Cuộc đời em thật buồn, nhưng chưa bao giờ em hết đấu tranh để vượt qua. Giờ Ngọc là sinh viên năm thứ 3, khoa tâm lý Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Cô bị cong vẹo cột sống bẩm sinh. Năm 14 tuổi, bố mẹ đưa Ngọc lên Hà Nội, tìm một cơ hội chữa trị. Trong số 7 bệnh nhân mổ chỉnh hình cột sống lúc đó, chỉ có Ngọc là không thành công.

Mẹ Ngọc ngậm ngùi: "Buổi sáng tôi còn đứng chải tóc cho con, chiều nhìn thấy con nằm bất động trên giường... ca mổ thất bại trong xác suất 1/2.000". "Đúng là trò đùa của số phận! Tôi không biết mình nên khóc hay cười, cảm giác như đang đứng trên đỉnh núi và một tích tắc sau thì bị đẩy xuống vực sâu vô tận, cảm giác mình đang rơi tự do. Nhưng khoảnh khắc nghe tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ, tôi đã ý thức được rằng, tôi phải cười, tôi phải vững vàng bởi nếu tôi sụp đổ, gia đình tôi cũng sụp đổ. Chỉ một phút đồng hồ đó, tôi phải đấu tranh với chính mình, phải thu xếp tất cả mọi suy nghĩ lộn xộn để quyết định dùng thái độ gì để đối mặt với tất cả - mọi thứ đã thay đổi! Và tôi đã cười nói: "Con không sao, sẽ ổn thôi!". Ngọc đã ghi lại trong tự truyện của mình như vậy.  Và cô gái ấy đã đứng lên bằng nghi lực sống mạnh mẽ của mình. "Nếu không nhờ quyết tâm của Ngọc thì chúng tôi đã nản, và chắc chắn Ngọc không có một tương lai sáng như hôm nay".

Mẹ Ánh lén lâu nước mắt. Còn Ngọc, những tháng ngày buồn đã qua. Cô đang là sinh viên. Và một tương lai hứa hẹn. Tôi tin, Ngọc sẽ thực hiện được giấc mơ của mình. 

Cô nói: "Tôi đã từng bị những cây kim dài hơn 20cm xuyên dọc sống lưng, chịu đựng những đau đớn về thể xác chỉ với hi vọng mong manh tìm lại cảm giác cho đôi chân. Tôi cũng đã từng có ý nghĩ tự tử để chạy trốn tất cả, nhưng có dũng khí để sống đã khó, để chết đi còn cần một dũng khí lớn hơn rất nhiều. Bản năng sinh tồn của tôi rất lớn, trong cuộc đấu tranh với chính mình, phần bản năng trong tôi đã chiến thắng sự yếu đuối của tôi. Nếu đã không có can đảm để chết, vậy tôi phải sống, sống cho đúng nghĩa. Tôi không muốn cướp đi một cách trắng trọn hi vọng của bố mẹ tôi, nhưng tôi đã dần dần phủ định từng cơ hội chữa khỏi bệnh của chính mình, tôi muốn quay trở lại trường học để tiếp tục học và bắt đầu vạch một kế hoạch tương lai mới cho cuộc sống của mình. Tôi chấp nhận mình là một người khuyết tật và chiếc xe lăn sẽ là bạn đồng hành của tôi trên những bước đường sau này".

Đêm chung kết cuộc thi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết, trong phần thi hùng biện, Ngọc đã nói về mẹ. Cả khán phòng lặng im, xúc động. Cô cũng phải dừng lại rất nhiều lần. Cô nói: "Chữa lành vết thương tâm hồn cho người khác cũng chính là chữa lành vết thương cho mình. Thế nên phương châm sống của Ngọc là: đấu tranh, chấp nhận và vượt qua. Cô gái này đã vượt qua những măc cảm tự ti để sống và sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Học cách yêu bản thân mình

Đó là phương châm sống của các cô gái khuyết tật tham dự cuộc thi này. Học cách yêu bản thân mình. Bởi họ là những người khiếm khuyết. Và có những lúc, họ đã tuyệt vọng và nghĩ đến cái chết. "Phải yêu bản thân mình thì mới hướng đến một cuộc sống có ích". Thu Hiền quê Hà Tĩnh đang mang bầu. Hiền giờ là nhân viên marketing của một công ty. Cô gái ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn. Điều kỳ diệu của số phận đã cho cô gái này cơ hội được làm mẹ. Trong lời tự bạch gửi cho Ban tổ chức cuộc thi, Hiền viết: "Cơn sốt năm 1 tuổi làm tôi bị liệt cả hai chân, có lẽ suốt đời cuộc sống của tôi sẽ gắn liền với chiếc xe lăn. Tôi lớn lên với mặc cảm bởi sự kỳ thị mà mọi người dành cho mình. Họ bảo tôi bệnh thế này học cao làm gì.

Mẹ là người đã cõng tôi đi học, từ cấp I, cấp II, cấp III và lên cao đẳng. Nếu mình không may mắn được sinh ra bình thường như bao người khác thì phải cố gắng hơn rất nhiều lần. Tôi tốt nghiệp bằng cử nhân công nghệ thông tin loại giỏi. Tôi luôn học cách yêu bản thân, vượt qua chính mình và luôn tin rằng mình có thể làm được nhiều hơn thế. Tôi tham gia cuộc thi để mọi người có cái nhìn khác hơn và hòa đồng hơn với cộng đồng người khuyết tật. Họ cần nhận được sự khích lệ của xã hội. Nếu được vào top 10, tôi sẽ thể hiện tài năng ca hát, ngoài ra tôi biết chơi đàn piano".

Niềm vui được chia sẻ.

Hiền đã có gia đình nhỏ. Hàng ngày, chị "lái" chiếc xe ba bánh chở chồng đến nơi làm việc. Cuộc sống vất vả, cực nhọc. Nhưng hạnh phúc. Hiền vốn bị sốt bại liệt từ năm 4 tuổi. Hai chân cô không còn cử động được. Thế nhưng, vượt qua nỗi mặc cảm, vượt qua những khó khăn, cô đã tiếp tục đi học và lập nghiệp. Và cô đã hát trong đêm chung kết. Tiếng hát của ước mơ, bé nhỏ, giản dị nhưng vô cùng ấm áp. Hiền nói: Cô mong rằng, vẻ đẹp của vầng trăng khuyết sẽ giúp các bạn khuyết tật tự tin hơn, mạnh mẽ hơn.

10 cô gái khuyết tật được chọn từ hơn 70 hồ sơ từ khắp các tỉnh, thành đã gửi đến tham dự cuộc thi này. Mỗi người một số phận. Mỗi người một câu chuyện đời thương tâm. Nhìn vào danh sách và ảnh thí sinh, người ta sẽ quên đi những ám ảnh về những chân tay teo tóp, gầy héo. Mà chỉ đọng lại ở đó những nụ cười, niềm vui sống lạc quan, yêu người, yêu cuộc đời. Và khát vọng muốn làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng.

Thy Đoan biểu diễn tài năng.

Thy Đoan là một thí sinh khá đặc biệt, vì cô bị câm điếc bẩm sinh. 14 tháng tuổi, phát hiện ra con gái bị câm điếc bẩm sinh, bố mẹ Đoan chết lặng. Còn Đoan, càng lớn, cô càng cảm thấy tuyệt vọng vì thế giới xung quanh gần như đóng kín với mình. "Song dần dần, vào học trường khiếm thính, em có thêm bạn cùng cảnh ngộ và em đã có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ. Và lúc này, khi được đứng đây cùng các bạn khuyết tật, em thấy mình may mắn khi được "góp mặt" trong cuộc đời này". Đoan được bố chở đi học chữ của người khiếm thính, tham gia câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu. Đoan cũng tự mày mò máy tính và biết đến cuộc thi này.

Và yêu người

Những người tổ chức cuộc thi này cũng đều là người khuyết tật. Anh Trịnh Công Thanh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi đã cắt bỏ một chân và một chân phải đi nạng vì bị ung thư xương. Thanh là người lên ý tưởng và trực tiếp đứng ra tổ chức. Anh nói: "Trên thế giới, việc tôn vinh những người phụ nữ khuyết tật tài sắc, giàu nghị lực sống đã được làm từ lâu. Chúng tôi cũng ấp ủ mong muốn truyền đạt thông điệp về những giá trị của những người kém may mắn tới cộng đồng bằng cuộc thi tương tự ở Việt Nam từ trước đây khá lâu. Song cho đến bây giờ, chúng tôi mới có đủ điều kiện để thực hiện điều đó. Sau buổi liên hoan năm nay, chúng tôi sẽ tiến tới hoạt động định kỳ mà gần nhất là năm 2015". Sống trong cộng đồng người khuyết tật, anh hiểu những ước mơ giản dị của họ. Bắt nguồn từ những yêu thương, chia sẻ. "Cuộc thi là nới các cô gái gặp gỡ, trao đổi tự tin hơn trong cuộc sống. Và tôi muốn nói rằng, những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào, vẫn luôn tỏa sáng và bền bỉ".

Còn với các cô gái khuyết tật, họ vượt qua chính mình, qua những mặc cảm tự ti, để đến với cuộc thi. Và họ, không phải để giành được vương miện. Bởi những cô gái ở đây đều là hoa hậu, vẻ đẹp tỏa sáng từ tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu người của họ. Vẻ đẹp ấy sẽ có sức lan tỏa và kết nối cộng đồng, biết sẻ chia hơn với những cảnh đời kém may mắn.

10 thí sinh trong đêm chung kết Vẻ đẹp vầng trăng khuyết đã lần lượt thể hiện được tài năng và sắc đẹp của mình. Có lẽ, chưa có một cuộc thi nào mà khán giả phải tốn nhiều nước mắt đến vậy. Những câu chuyện của họ, nghị lực sống của họ và tâm hồn thánh thiện, luôn luôn khao khát cháy hết mình cống hiến cho cuộc sống của họ đã tỏa sáng, cũng như các chương trình thi sắc đẹp khác, các thí sinh Vẻ đẹp vầng trăng khuyết cũng trải qua 3 phần thi: Trang phục tự chọn, Tài năng và thi Ứng xử.

Vượt qua những thí sinh còn lại bằng vẻ đẹp, sự tự tin, tài năng ứng xử tốt, thí sinh mang số báo danh 07 Nguyễn Thị Ánh Ngọc đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo với số điểm cao nhất và trở thành quán quân của chương trình. Với năng khiếu ca hát, Nguyễn Thị Hậu đã trở thành á quân của chương trình, Nguyễn Thu Huyền đã đoạt giải ba. Cuộc thi được tổ chức bởi Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe - dân số và Trung tâm Phát triển sức khỏe bền vững phối hợp tổ chức.

Khánh Linh

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文