Những "ông tiên, bà bụt" giữa đời thường

09:13 19/04/2017
Họ là những người lớn tuổi, từng đi qua tất thảy năm tháng thăng trầm của cuộc đời. Khi về già, họ đã thực hiện những việc làm từ thiện đầy nhân văn...


Lão nông và ngôi trường mơ ước

84 tuổi, lão nông Đặng Hữu Nghĩa (xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) vẫn miệt mài, dẻo dai với những việc… chẳng giống ai. Ngôi nhà của vợ chồng già nằm khiêm nhường trong con đường nhỏ của ấp.

Nếu chỉ nhìn vào đó sẽ chẳng ai nghĩ cụ Nghĩa là chủ nhân của ngôi trường mơ ước của các em học sinh nghèo có giá trị hàng tỉ đồng. Kể về cuộc đời thăng trầm của mình, cụ gói gọn trong bốn từ "bĩ cực thái lai".

Ngày nhỏ, cụ Nghĩa sống bên Campuchia cùng gia đình. Chiến tranh nổ ra, thời thế loạn lạc, gia đình cụ dạt về Tây Ninh lánh nạn. Trên mảnh đất khô cằn, không có lấy một cục đất chọi chim, cuộc sống của một gia đình đông con cực khổ không sao kể xiết. Bữa no cũng chỉ toàn cơm độn, một hạt cơm cõng đến mấy hạt ngô. Là con út nên cụ được cha mẹ ưu tiên cho đi học. Nhưng cố lắm, cụ cũng chỉ học hết lớp 7.

Năm tháng tuổi trẻ nhanh chóng trôi qua trong nghèo đói, rồi cụ Nghĩa lập gia đình. Cuộc sống vợ chồng trẻ thêm phần khó khăn khi ba đứa con lần lượt ra đời. Nhớ lại hồi đó, giọng cụ nghẹn lại: "Dù cái ăn còn không lo đủ, nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm lo cho các cháu ăn học. May mắn, ba đứa con sống trong cảnh thiếu thốn nhưng rất ngoan, có hiếu với cha mẹ. Sau này cả ba đứa đều thành đạt ở nước ngoài".

Cụ Nghĩa được trẻ em xem như "ông bụt" giữa đời.

Con cái gửi tiền về cho cha mẹ dưỡng già và cụ dành dụm, chắt chiu để thực hiện ước mơ của đời mình. Khi vốn liếng dành dụm khá khá, cụ bàn với cụ bà dùng toàn bộ số tiền đi mua vài héc ta đất trồng cao su. Mỗi tháng, ba đứa con đều đặn gửi tiền về, cụ gộp lại mua thêm đất. Dần dần, diện tích cao su của cụ lên tới một trăm hec ta, cả một vùng bao la sải cánh cò bay. 

Tiền thu nhập từ vườn cao su cụ ấp ủ cho một ước mơ lớn lao mà ngày trẻ không làm được. Cách nhà cụ không xa là ngôi trường làng dạy cho lứa tuổi mầm non. Tiếng ê a đánh vần của học sinh như gợi dậy tiềm thức trong cụ về những tháng năm học hành gian khổ thiếu thốn.

Cụ cho biết, ngày xưa vì nghèo không được đi học đến nơi đến chốn nên cụ buồn lắm, tủi thân nữa. Nay thấy các em học sinh nghèo giống với "phiên bản" của mình ngày xưa, cụ cứ ngậm ngùi, thương cảm.

Cụ Nghĩa quyết định đầu tư xây dựng một ngôi trường khang trang cho trẻ em có nơi học hành đàng hoàng. Được vợ đồng ý, cụ bắt tay đi thực hiện các thủ tục xây trường. Năm 2012, thời điểm cao su rớt giá thê thảm, nhưng đó là nguồn thu chính của vợ chồng cụ để làm từ thiện.

Không để tiến độ xây dựng chậm trễ, cụ quyết định đi vay ngân hàng. Một năm sau, ngôi trường mầm non mang tên Hiệp Định tươi mới, khang trang mọc lên trên nền đất trắng, nắng gió khô cằn. 

Với số tiền đầu tư lớn, ngôi trường được thiết kế 1 tầng trệt, 1 tầng lầu với 10 phòng học và 6 phòng chức năng. Ngoài 8 tỷ đồng xây dựng trường học, cụ Nghĩa còn chi nhiều khoản tiền để tu bổ lại những con đường xung quanh trường khang trang hơn. Ngày tựu trường mới, nhìn ánh mắt lấp lánh niềm vui và sự sung sướng của các em, vợ chồng cụ Nghĩa hạnh phúc như vừa được nhận một món quà thật lớn.

Cụ Nghĩa cho biết: "Trong xã còn nhiều cháu học sinh nghèo không có điều kiện tới trường, tôi sẽ đi vận động, tuyên truyền để cha mẹ các em đưa con đến trường này học. Để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh nghèo, tôi còn gửi 50 đến 100 triệu đồng làm học bổng". Giờ đây, những đứa trẻ ở vùng biên nghèo Hòa Thành đã có một ngôi trường mơ ước, luôn gắn với hình ảnh hai ông bà nông dân chất phác, đôn hậu mà giàu tình yêu thương.

Ông Nguyễn Ngọc Thuận, Chủ tịch UBND xã Trường Hòa cho biết: "Ngoài ngôi trường mầm non 8 tỷ đồng, vào mỗi năm học mới, ông Nghĩa lại mua từ 10 - 20 chiếc xe đạp kèm một phần quà tặng các em học sinh nghèo, góp tiền làm đường, giúp các gia đình khó khăn… tính ra mỗi năm ông Năm Nghĩa góp cả tỷ bạc. Tấm lòng của ông được bà con ghi nhận và biết ơn rất nhiều".

Trước khi ra về, cụ Nghĩa gọi với chúng tôi để chia sẻ nốt ước nguyện dự án xây dựng phòng khám từ thiện: "Ở đây, trạm xá rất xa, điều kiện không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh cho người dân. Còn sống ngày nào tôi làm từ thiện ngày đó. Tôi đã tham khảo qua, số tiền cho dự án phòng khám này gần 16 tỷ đồng. Nhưng mấy năm nay, mủ cao su rớt giá nên tôi chưa có đủ vốn".

Bảng ghi nhận đóng góp của cụ Đặng Hữu Nghĩa trong việc xây trường.

Người "sưởi ấm" mùa đông

Ở khu phố 3 (phường 4, TP Tây Ninh) người ta gọi cụ Phạm Thị Màng (92 tuổi) là "người sưởi ấm mùa đông", bởi hơn 40 năm đằng đẵng, cụ cần mẫn, tỉ mỉ may hàng nghìn chăn ấm cho người nghèo. Chiếc máy may cũ kỹ, già nua, yếu đuối như tuổi đời của cụ bà, nhưng vẫn hoạt động bền bỉ, dẻo dai để những đường kim mũi chỉ của chủ nhân không bị sai lệch.

Cụ Màng cho biết: "Ý định phải làm điều gì đó giúp đỡ người nghèo đã nhen nhóm trong tôi từ lâu rồi. Thời trẻ quay cuồng với cuộc sống, bầm dập nuôi 7 người con, làm gì có thời gian cho việc riêng. Khi con lớn, mình buông tay ra cho chúng tự bay, tôi mới bắt đầu thực hiện niềm đam mê… giúp người".

Nghề may do cụ học lỏm được từ người con dâu nên cụ lấy đó làm "hành trang" cho niềm đam mê của mình. Những đồng tiền con cái cho, cụ để dành rồi dè xẻn từ bữa ăn sáng, cụ mò mẫm đến tiệm may mua vải vụn. Những ngày đầu tập may, đôi tay cụ run lắm, vì sợ kim đâm. Đường may ngoằn ngoèo, khúc khuỷu chẳng đâu ra đâu.

Mỗi ngày, cụ Màng cặm cụi may vá.

"Tác phẩm" chăn ấm mùa đông của cụ Tư Màng rúm ró, méo xệch, cụ ngại quá không dám mang cho ai. Vắt óc nghĩ cả đêm, cụ quyết định tháo ra may lại. May ngày không đủ tranh thủ may đêm, cuối cùng nó cũng ra hình hài tấm chăn tròn trịa. Tay nghề cứng cáp, cụ hăng hái được đà xông lên, nhưng lại thiếu tiền mua vải.

Cụ khổ tâm lắm, không dám ngửa tay xin tiền con cái, cũng không dám tâm sự với ai. Mãi sau, những người chủ nhà may bán vải cho cụ phát hiện sự thật. Họ cảm động không lấy tiền của cụ nữa và cứ đều đặn cho người chở đến tận nhà cụ "biếu" vải thừa.

Những miếng vải có diện tích chỉ bằng bàn tay hoặc nhỏ hơn, cụ Màng cặm cụi chọn lựa công phu, khoa học để làm sao khi tấm chăn hoàn thành có màu sắc hài hòa. Công đoạn khâu vá là nhọc nhằn nhất. Mỗi tấm chăn "ngốn" hết nửa bao tải vải vụn, nhẩm đếm mất hàng trăm miếng vải.

Cụ Màng miệt mài đạp máy, cụ say mê đến mức không biết đến giờ ăn cơm, không thấy buồn ngủ. Có khi, cụ may vá xuyên đêm. Xong một tấm chăn, cụ đi giặt thật sạch rồi ngâm nước xả thơm đem phơi khô cho vào bịch nilon. Hoàn thành sản phẩm, cụ thấy trong người sảng khoái, khỏe khoắn vô cùng.

Hơn 40 năm như thế, lưng cụ đã sụp xuống thành đường cong mềm mại, bàn tay cụ gầy guộc nhăn nhúm còn hằn rõ vết sẹo của kim đâm. Duy chỉ có đôi mắt của cụ là vẫn sáng một cách lạ lùng.

May xong, cụ Màng tự xếp gọn gàng để mang đi tặng.

92 tuổi, cụ không cần đến kính mà vẫn có thể xâu kim và may những đường chỉ thẳng băng. Chăn của cụ thường tập kết đi phân phát từ tháng 8 đến tháng 12, thời điểm cái rét đang "lân la" xâm nhập vào mỗi phận người nghèo đói, khổ sở. 

Cụ Tư Màng ưu tiên phát chăn ở miền Trung nhiều hơn cả, vì dải đất đó con người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của thiên tai. Mùa lũ năm 2016, ngồi nhà xem tivi thấy nhiều người phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất", cụ xót đến quặn lòng. Nhiều đêm liền cụ thức trắng để may thật nhiều chăn, gửi ra cho các em nhỏ, người già chống chọi với giá rét.   

Bằng ấy thời gian, tiếng máy may của cụ Màng đã trở thành âm thanh quen thuộc với tất cả người dân trong khu phố. Một ngày họ không nghe thấy tiếng lạch cạch chậm chạp ấy nữa là biết ngay cụ vắng nhà đi phát chăn hoặc đang ốm. 

Cụ Màng nở nụ cười tươi, nói: "Lúc nào tôi cũng mê công việc này, ngày nào không được ngồi vào máy là tôi nhớ lắm, chân tay cuồng cả lên. Tôi tự hứa với lòng, chừng nào hết thở nữa thì mới hết may".

Ngọc Thiện - Khôi Nguyên

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文