"Thần y" chữa bỏng nức tiếng xứ Thanh

17:00 24/11/2014

Trong vùng chỉ cần nhắc đến "thần y" chữa bỏng là người dân nghĩ ngay đến anh Phạm Văn Hữu (50 tuổi), ở khu 3, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Bởi những năm trở lại đây, anh Hữu đã chữa cho hàng trăm ca bỏng nặng, nhẹ bằng phương pháp cổ truyền từ các vị danh y nổi tiếng. Chính vì sự tò mò qua những bài thuốc bí truyền hiếm gặp này mà chúng tôi đã quyết định gặp anh Hữu để tìm hiểu.

Duyên vi ngh bng

Ước mơ trở thành thầy thuốc từ nhỏ, vì vậy mà khi lớn lên anh Hữu đã thi đỗ Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau khi ra trường, anh Hữu lại học được phương pháp chữa bỏng bí truyền từ một vị danh y nức tiếng ở vùng khác truyền dạy. Khi được chúng tôi hỏi chuyện, anh Hữu tươi cười bảo: "Hiện tôi đang là bác sỹ đa khoa trưởng trạm y tế xã Thành Tiến. Cũng may là có một ông thầy truyền dạy nên tôi mới học được cách chữa bỏng cổ truyền này. Tôi luôn coi đây là một niềm tự hào lớn mà không phải bác sỹ nào cũng có được". 

Nhấp chén trà đặc, anh Hữu kể tiếp: "Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa thì tôi về quê lập gia đình. Thời gian ấy có đám tang ở trong xóm, vì khách quá đông nên gia đình ông Thái có nhờ tôi cho ông Khoa ngủ lại một đêm. Hôm ấy khi vừa chợp mắt, bất giác ông Khoa hỏi tôi: Anh có học nghề chữa bỏng không?. Lần đầu tôi cứ tưởng là ông Khoa hỏi đùa, mãi đến lần thứ ba thì tôi mới nhận lời. Sang ngày hôm sau, khi qua đám tang, tôi mới biết ông Mai Văn Khoa là một cao nhân chữa bỏng nức tiếng ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc".

Mặc dù vẫn biết ông Khoa là một "cao nhân", tuy nhiên đã hết một tuần trôi qua mà không thấy dạy điều gì. Hằng đêm anh Hữu thường thấy ông Khoa ngồi dậy từ lúc nửa đêm đọc sách cho tới tận sáng. Khi tìm hiểu, anh Hữu mới phát hiện ra ông Khoa nghiên cứu y thuật nhằm truyền dạy bí kíp cho mình. Hiểu ý người thầy, kể từ hôm đó anh Hữu thường dậy cùng ông Khoa để học cách pha chế thuốc. Hai thầy trò hì hục mai y thuật, chỉ sau một thời gian ngắn, những vị thuốc bí truyền đã được anh Hữu học thuần thục trước sự thán phục của người thầy.

Bác sỹ Phạm Văn Hữu nói về tác dụng của củ bạch chỉ.

Sau ba tháng miệt mài truyền dạy cho đệ tử, ông Khoa có căn dặn lại một câu mà đến giờ anh Hữu vẫn còn nhớ như in: "Sau này con có nghề chữa bỏng rồi thì phải giữ lấy cái đạo của người thầy thuốc. Đối với người nghèo thì nên cho người ta để làm phúc. Còn đối với những người có tiền thì nên lấy thỏa đáng với công sức của mình bỏ ra. Khi về già con nên truyền nghề cho một người ở huyện khác để họ lại cứu chữa cho người dân, nên nhớ là phải chọn người có tâm huyết".

Kế thừa sự nghiệp từ "cao nhân", nên bác sỹ Hữu đã chữa khỏi cho hàng trăm ca bỏng nặng, nhẹ bằng tâm huyết của một người thầy thuốc. Những bài thuốc dân gian ấy là củ quả, hoặc những loại cây mọc xung quanh trong vườn. Mặc dù đã chữa khỏi cho rất nhiều ca bỏng phức tạp, tuy nhiên anh Hữu chưa để một trường hợp nào bị nhiễm khuẩn hoặc gặp bất trắc trong điều trị. Theo anh Hữu những bài thuốc do ông Khoa truyền lại có tác dụng rất nhanh, chỉ cần đắp vào vết bỏng từ giây đầu tiên là người bệnh giảm đau ngay tức khắc.

Bài thuc tr bng bí truyn

Được biết, việc ông Khoa học được những bài thuốc này là do tổ tiên truyền lại. Về hoàn cảnh, hiện trong gia đình ông Khoa có nhiều con cháu đỗ đạt các trường y khoa nổi tiếng. Tuy nhiên khi qua đời, ông Khoa chỉ truyền lại bài thuốc này cho con dâu, và may mắn anh Hữu được kế thừa sự nghiệp truyền nhân. Tất cả những vị thuốc mà ông Khoa đề cập đến có 5 vị cơ bản, gồm: hoa của cây kim ngân, bạch chỉ, liên kiều, hoàng bá, cuối cùng là hoàng liên.

Củ bạch chỉ và hoàng bá.

Theo anh Hữu, những bài thuốc bỏng của ông Khoa được lấy ra trong bí kíp chữa bỏng dân gian của Đỗ Tất Lâm, sau này giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng đã đề cập đến trong cuốn sách của mình. Tuy nhiên, nó lại được kế thừa những bài thuốc của vị "thần y" nổi tiếng nước Việt Nam đó là Lê Hữu Trác, biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791). Anh Hữu nói: "Theo như các nhà khoa học đã chứng minh thì bản thân những bài thuốc này mang tính chất diệt trùng, ngoài ra nó còn bảo vệ niêm mạc của da".

Cũng theo anh Hữu, nếu chiếu theo khoa học thì những bài thuốc trên chữa hoàn toàn bằng kháng sinh hữu cơ. Bởi trong củ quả ấy có tính chất kháng sinh rất cao. Theo tây y, bỏng là do tổn thương cơ thể, tùy theo diện tích, mức độ nông, sâu để điều trị. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền thì bỏng tức là nhiệt hay còn gọi là "hỏa" xâm nhập trực tiếp vào "bì phu kinh lạc", làm tổn thương đến cơ nhục, vận khí, ảnh hưởng đến sự cân bằng khí huyết dẫn đến mất tân dịch, gây rối loạn lục phủ ngũ tạng đặc biệt là hai tạng can, tâm.

Để điều trị bệnh nhân bỏng, quan trọng nhất là phải cân bằng được khí huyết, giữ được tân dịch, đồng thời giảm được sự đau đớn cho bệnh nhân. Trong những vị thuốc trên toàn là những vị mát, có tác dụng cân bằng âm dương, thông thường nếu bị nhiệt thì dùng hạt, củ quả là đúng nguyên lý. Bởi khi bị bỏng, con người thường có cảm giác đau đớn vào tận xương tủy rồi. Theo Đỗ Tất Lợi chứng minh thì các vị thuốc này tan máu nhóm A, nhóm B liên cầu, phụ cầu, kể cả bệnh uốn ván, (tê-ta-nốt). Vì bản thân thuốc có nha bào, bảo vệ da cực kỳ tốt, vi khuẩn không thể thâm nhập và phát triển được.

Bác sỹ Phạm Văn Hữu kiểm tra bàn tay cháu bé.

Tùy theo cách pha chế, cũng có thể chia làm 4 vị, tuy nhiên phải tăng liều lượng hoặc nồng độ cho phù hợp. Anh Hữu bật mí: "Cách pha chế thuốc phải căn cứ trên mức độ chưng cất, giống như nấu bánh trứng, gần như không được tắt lửa, nếu tắt lửa là nồi thuốc đó coi như vứt đi. Phải thức cả đêm, thông thường nấu trong khoảng thời gian là 24 đến 48 giờ đồng hồ. Quá trình nấu là trộn 100g cho từng vị thuốc cùng với 2 đến 3 lít nước, chờ cho chúng biến thành cao thì mới được tắt lửa. Khi chắt lọc thuốc, chỉ cần lấy phần cặn bã, sau đó dùng bông băng (vô trùng) nhúng vào vết thương là được".

Với tây y khi điều trị còn phải căn cứ vào mức độ nặng nhẹ, nông, sâu. Tuy nhiên với đông y thì việc này không hề quan trọng. Quan trọng là phải điều trị kịp thời, không được sử dụng bất cứ vật gì lên vết bỏng. Sau khi bị bỏng phải đắp thuốc ngay tức khắc, đến bây giờ anh Hữu cũng không hiểu tại sao vị thuốc này lại có tác dụng giảm đau nhanh như vậy. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không cần phải kiêng khem bất cứ loại thức ăn nào.

Theo kinh nghiệm của bản thân, những trường hợp bỏng nặng anh Hữu phải truyền thêm nước. Bởi theo quan niệm của tây y, bỏng là do tổn thương ở da, cơ, gây nên sự thoát khí. Từ đó mà nó gây ra sự rối loạn về khí huyết... Chính vì anh nhận biết được điều này, mà khâu truyền nước rất quan trọng. Trong khi điều trị bỏng, người thầy thuốc luôn phải chú trọng tâm lý người bệnh, tránh sốc do bệnh nhân đau đớn...

Chữa bỏng bằng chữ tâm

Ngồi nói chuyện được một hồi, anh Hữu đi vào nhà lấy ra một tập ảnh cho chúng tôi xem và bảo: "Mới vừa tháng trước có đứa cháu, con nhà ông Thái bỏng cả bàn chân. Khi bố nó ôm sang thì hai chân đỏ lòm do mất hết da, thế mà giờ đã khỏi hẳn rồi đấy". Vợ anh Hữu góp chuyện: "Nhà tôi chữa được nhiều người lắm rồi, gần đây con anh Trung ở ngoài Phố Cát do nhúng tay vào bát phở nóng, thế mà giờ cũng đã khỏi hẳn rồi, hầu như không để lại sẹo".

Điều khiến chúng tôi sợ hãi là trong tập ảnh ấy có rất nhiều các ca bỏng nặng, thậm chí bỏng toàn thân. Tuy nhiên, với bài thuốc cổ truyền mà anh  Hữu học được, thì hầu hết các ca bỏng nặng nhẹ đều được chữa khỏi. Khi được hỏi chuyện về những kỷ niệm chữa bỏng trong đời, anh Hữu nhớ lại: "Có một kỷ niệm mà đến giờ tôi không bao giờ quên được. Đó là trường hợp của cháu Nguyễn Văn Linh ở xã Thành Long bỏng cấp độ nặng. Qua tìm hiểu tôi mới biết gia đình cháu hoàn cảnh vì chồng bỏ vợ, không ai quan tâm đến con cái. Nghĩ cũng tội nghiệp, hôm bà mẹ đưa con đến, một bên thì tay xách còn một bên nách mang. Thấy vậy, gia đình tôi còn phải nuôi cơm, lúc ra về không lấy tiền thuốc".

Trường hợp cháu Nguyễn Văn Linh ở xã Thành Long bị bỏng nặng được anh Hữu chữa khỏi .

Anh Lê Văn Trình hàng xóm cho biết: "Bác sỹ Hữu là một người tâm huyết với nghề, nhiều ca bỏng nặng, thậm chí bỏng axít, xăng dầu… Tuy nhiên, khi được bác sỹ điều trị thì đều đã được chữa khỏi hoàn toàn. Ngay như đứa con thứ hai của tôi cũng từng bị bỏng nước, thế mà đắp thuốc đông y của bác sỹ Hữu được khoảng một tuần là đã lành sẹo rồi. Đặc biệt, có nhiều ca bỏng hoàn cảnh, bác sỹ Hữu không lấy tiền chữa trị. Được cái bác sỹ lại là trưởng trạm y tế xã nên bà con chúng tôi rất tin tưởng".

Anh Hữu tâm sự: "Hiện bài thuốc chữa bỏng của tôi đã được khách hàng ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định họ gọi điện đặt mua, thấy ai cũng phản hồi là chữa trị khá hiệu quả. Mặc dù tôi đã kế thừa được sự nghiệp của ông Khoa, tuy nhiên tôi vẫn trăn trở một điều là chưa tìm được một ai có đủ tài, đức để truyền lại nghề. Bởi trước khi qua đời, ông có dặn tôi là phải truyền lại nghề cho một người ở vùng khác để họ cứu chữa bỏng cho người nghèo"

Minh Phượng

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), sự bột phát của những tháp mây xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây ra giông lốc mạnh hoặc mưa đá thời gian vừa qua. Đầu tháng 5 tới đây, hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh được dự báo sẽ tái diễn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文