Tiến sĩ 8X và “đôi mắt” cho người khiếm thị

07:30 31/05/2014

Vị tiến sĩ trẻ tuổi với “chiếc mũ bảo hiểm” thần kỳ tránh mọi vật cản cho người khiếm thị đang được dư luận trong nước quan tâm, không chỉ bởi tính ứng dụng của chiếc mũ ấy, mà hơn cả là mục đích đậm chất nhân văn mà nó đem laiå, đó là tạo điều kiện cho người khiếm thị dễ dàng hoà nhập với cộng đồng.

Từ chàng sinh viên nghèo đến ‘‘vị” tiến sĩ trẻ

Nguyễn Bá Hải quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tốt nghiệp trung học, anh dự thi vào ngành Cơ khí động lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh để thỏa niềm đam mê riêng với những chiếc ôtô từ tấm bé. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, một mình anh phải tự lập trên thành phố, không những phải tự mình lo liệu học phí, anh còn phải trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cũng như bao sinh viên nghèo khác anh phải làm rất nhiều việc để kiếm tiền như: từ phụ bàn, bán sách báo cũ, bán đồng hồ, bán mắt kính dạo, đến làm gia sư, dịch thuật, thợ hàn điện,… Sau 4 năm vừa học vừa đi làm thêm, chàng trai trẻ giàu nghị lực đã tốt nghiệp với tấm bằng đỏ và trở thành thủ khoa ngành Cơ khí động lực.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, anh nhận được học bổng đào tạo cao học của chính phủ Hàn Quốc, ngành Robot Sinh học. Vốn là một chương trình học bổng chỉ dành cho giảng viên đã có kinh nghiệm, nên khi được trao cho anh - một sinh viên trẻ, vừa mới ra trường, lại chưa có kinh nghiệm, ai cũng ngỡ ngàng. Hành trình biến ước mơ du học của chàng trai trẻ cũng như những du học sinh khác. Không được sự hậu thuẫn tài chính từ gia đình, anh không hề nản lòng để lơi tay giấc mơ du học một giây phút nào. Học bổng này là một cơ hội quý giá để anh học hỏi thêm và trau dồi kiến thức từ một đất nước nổi tiếng về công nghệ, cho nên anh hiểu hơn ai hết mức độ quyết liệt để cạnh tranh, nhất là khi anh không phải là đối tượng mà họ hướng đến. Anh cho biết “đã chuẩn bị hồ sơ xin học bổng cao học từ… năm thứ ba, dù chưa có bằng tốt nghiệp đại học hay bảng điểm”. Hải thành công là bởi biết tạo nên những lợi thế khác và tận dụng chúng một cách cực kì hiệu quả.

Với vốn tiếng Anh khá, anh thường đảm nhận vai trò MC kiêm thông dịch viên Anh - Việt trong những buổi giao lưu với giảng viên và sinh viên Hàn Quốc. Chàng MC đa tài, vì thế, nhanh chóng tạo được mối quan hệ khá thân thiết với những thầy giáo người Hàn. Hơn nữa, là một sinh viên xuất sắc và khiêm tốn, Hải được các thầy cô trong trường yêu quý và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tư vấn xin học bổng với phía Hàn Quốc nên sớm có định hướng đúng đắn.

Khi vừa nhập học, mọi háo hức dường như tan biến hết, anh đã muốn bỏ về nước ngay vì thấy bản thân mình chỉ như “ếch ngồi đáy giếng”. Kiến thức tích luỹ 4 năm đại học là chưa đủ khiến chàng trai trẻ cảm thấy bị “khớp” trước môi trường học tập mới. Song, vốn là một thanh niên giàu nghị lực, đam mê, một năm trời cố gắng không mệt mỏi thì mọi thứ với Hải đã dần khả quan: Anh bắt đầu thích thú với phòng thí nghiệm, làm các báo cáo chuyên đề về ôtô… Ít lâu sau, anh đã là tác giả của những bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu tạo được tiếng vang lớn. Sau 2 năm miệt mài học tập, bên cạnh luận văn tốt nghiệp xuất sắc, anh còn sở hữu 3 sáng chế được Văn phòng Bản quyền phát minh và sáng chế quốc tế Hàn Quốc công nhận. Với thành tích nổi bật, anh vinh dự nhận tiếp học bổng tiến sĩ trị giá 50.000 đô.

28 tuổi, Nguyễn Bá Hải đã trở thành một trong những tiến sĩ Việt trẻ nhất tại Đại học Công nghệ Giáo dục Hàn Quốc. Từ chối những lời mời hấp dẫn và cơ hội rộng mở, anh trở về nước ngay sau ngày bảo vệ luận văn để bắt đầu một hành trình mới với mong ước được cống hiến cho quê hương mình.

Các cô chú trong Hội Người khiếm thị Thủ Đức đang thử nghiệm chiếc mũ "mắt thần".

Về nước làm việc, mức lương khá thấp thực sự là một thách thức cho việc trang trải chi phí nghiên cứu. Song khó khăn không khiến “vị” tiến sĩ trẻ chùn bước, anh không những duy trì niềm đam mê nghiên cứu mà còn rất tâm huyết với sinh viên. Hiểu được những bất ổn về kinh tế là trở ngại lớn dẫn đến việc sinh viên đổ xô theo những ngành “hot” như Tài chính ngân hàng, Kinh tế quốc tế,… mà xa rời dần những chuyên ngành nghiên cứu kỹ thuật. Rồi chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất xuống cấp cũng làm chùn bước những kỹ sư tương lai của Việt Nam.

Bởi vậy, thầy giáo Nguyễn Bá Hải nảy ra một sáng kiến, vào cuối năm 2010, những lớp học “1 đô” bắt đầu xuất hiện tại trường Sư phạm Kỹ thuật rồi nhanh chóng được nhân rộng sang các trường: Đại học Giao thông Vận tải, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng… Chỉ với 1 đô, tiến sĩ Nguyễn Bá Hải đã truyền thụ cho cả một thế hệ người Việt trẻ những kiến thức về kỹ thuật như: Cảm biến, cơ cấu chấp hành, điều khiển tự động…và quan trọng hơn là truyền lửa cho họ để tiếp tục đam mê.

"Mắt thần" cho người khiếm thị

Không ngừng sáng tạo và nỗ lực để biến những ý tưởng sáng tạo đó thành hiện thực, Nguyễn Bá Hải một lần nữa lại khiến dư luận ngạc nhiên và cảm phục về “chiếc mũ bảo hiểm” cho người khiếm thị. Từ thời sinh viên, anh thường đến thăm Hội Người khiếm thị Thủ Đức, và các em ở những trung tâm hỗ trợ người khiếm thị. Gần gũi và cảm thông cho số phận những con người bất hạnh, Hải thấu hiểu được cảm giác bất lực, sợ hãi của họ khi thấy bản thân mình không có giá trị trong xã hội này. Kể từ đó, anh chưa lúc nào thôi nung nấu quyết tâm phải làm một việc gì đó, phải tạo ra thứ gì đó giúp họ tìm được “ánh sáng”, tìm được giá trị của mình.

Trong những năm du học, Nguyễn Bá Hải đã may mắn được tiếp xúc với giáo sư Jee Hwan Ryu - chuyên gia nghiên cứu về công nghệ Hapties. Hapties hay “the sense of touch”, vốn dĩ ứng dụng trong ôtô là chủ yếu nhưng khi ấy, trong đầu Hải chợt lóe lên ý tưởng áp dụng công nghệ này cho các thiết bị hỗ trợ người khiếm thị. Và đến đầu năm 2012, Nguyễn Bá Hải đã nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc "mũ bảo hiểm" dành cho người khiếm thị khi đi trên đường. Kể từ khi ý tưởng còn phôi thai, Hải và một nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật luôn túc trực trong phòng nghiên cứu. Sau ba tháng trời mày mò chế tạo, sản phẩm cuối cùng cũng hình thành. Ngay lập tức, Nguyễn Bá Hải mang thiết bị này đến cho những cô chú trong Hội Người khiếm thị Thủ Đức dùng thử nghiệm...

Chiếc nón được đặt tên là SPKT Eye với ý nghĩa tương tự như con mắt của người khiếm thị. Theo đó, trên chiếc nón có gắn một cảm biến laze, được gọi nôm na là "mắt thần". Khi sử dụng, người khiếm thị chỉ cần lắc nhẹ đầu để "mắt thần" xác định vật cản từ khoảng cách 0,3 - 3m. Khi tia laze của "mắt thần" chạm phải chướng ngại vật, thiết bị sẽ chuyển thông tin thị giác thành thông tin xúc giác, tạo ra tín hiệu rung trên nón, ngay vị trí giữa trán người dùng. Khoảng cách chướng ngại vật càng xa thì tín hiệu rung càng nhẹ, do đó có thể giúp người khiếm thị xác định được vị trí chướng ngại vật để tránh va chạm. Vấn đề lớn nhất lại là kinh phí cho việc nghiên cứu, hiện chiếc nón phải gắn với một bình ắc quy nhỏ, nhưng một khi có kinh phí, chiếc nón có thể chỉ nặng bằng một chiếc mũ bảo hiểm bình thường.

Trò chuyện với phóng viên, anh thở dài: "Thật ra, mình đang có rất nhiều ý tưởng như lắp thêm camera, thiết bị định vị GPS và xử lý tín hiệu bằng nhận dạng ảnh rồi chuyển thành giọng nói để giúp người khiếm thị có thể nghe và biết được mình đang ở đường nào, công viên hay trường học,… làm được như thế thì quả là thiết bị không khác gì mắt thần”.

Gần 3 năm, nhóm đã nghiên cứu thành công 8 phiên bản khác nhau để tối ưu thành phiên bản cuối cùng với tên gọi “Mắt thần 1”. Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải cho biết: “Phiên bản ban đầu thoạt trông như chiếc nón, có khối lượng hơn 2kg. Chưa hài lòng, tôi cố mày mò tạo ra phiên bản mới. Thiết bị hiện giờ giống chiếc kính đeo mắt với bộ phận mắt thần gắn phía trên và hộp máy nhỏ gọn đi kèm. Giá cả của “mắt thần” đã giảm xuống còn 5 triệu đồng”.

“Mắt thần” đã vinh dự được trao giải Nhân văn trong cuộc thi Robocom Techshow 2012, nhưng niềm hạnh phúc của vị tiến sĩ trẻ này chỉ đơn thuần là đã bước đầu giúp người khiếm thị hạn chế 80% tai nạn do các vật cản và mối bận tâm duy nhất của anh giờ đây đó là không ngừng sáng tạo, nhanh chóng hoàn thiện “mắt thần”, để trong tương lai có thể đem đến “ánh sáng” cho những người khiếm thị

Quốc Đại

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文