Từ người lầm lỡ, trở thành "ngân hàng" của người nghèo

13:33 20/07/2016
Đất Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) là mảnh đất văn hóa độc đáo, cũng nổi tiếng về một người từng chấp hành xong án phạt tù, đã gây dựng cơ nghiệp, trở thành người có ích. Đó là ông Tạ Khắc Tiến, hiện đang mở xưởng làm ăn phát đạt, tạo công ăn việc làm cho khá nhiều lao động địa phương.

1.Đất Mường So đẹp như mơ với cuộc sống bình yên của người dân tộc Thái. Và mọi người cũng vui hơn, khi mảnh đất này tiếp tục từng ngày thay da đổi thịt nhờ sự chung tay góp sức của những người con yêu quê hương, trong đó có ông Tạ Khắc Tiến, hiện đang sinh sống tại thôn Tây Nguyên, xã Mường So. 

Ngồi trong cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, ông Tiến giờ "oách" lắm. Điện thoại gọi tới tấp lấy hàng, ông và công nhân bận luôn chân luôn tay. Ngơi việc, ông đã dành cho chúng tôi chút thời gian quý báu của mình. Hồi tưởng lại quá khứ, ông Tiến cho biết, tiếng là đất của vùng văn hóa, nhưng xưa trai xóm, bản cứ người này kéo người kia, nên trở thành nô lệ của "nàng tiên nâu" và sa vào con đường buôn bán ma túy.

Tạ Khắc Tiến cưới vợ năm 1992, là người hiền lành nên anh em hàng xóm rất quý. Cũng vì được quý mến, nên ai bảo gì anh cũng nể, nhất là chuyện cùng "bắt tay" để có tiền. Dù anh biết buôn ma túy là phạm pháp. Anh kể: "Anh em rủ tôi đi buôn, kiếm đồng tiền. Họ bảo công việc đó mới nhanh giàu, chứ cứ đi làm ruộng, quần quật vất vả mà chẳng được bao nhiêu. Vậy là tôi đã nhắm mắt làm liều.

Vào thời điểm năm 1993, mua ma túy ở Lai Châu còn dễ hơn đi mua mớ rau ngoài chợ. Nhiều người đã bị cuốn vào "cơn bão" ma túy với những dự tính làm giàu từ ma túy của nhiều người. 

Ông Tiến cũng bị lôi cuốn vào cuộc. Những vụ buôn bán nhỏ lẻ, nguồn hàng dè xẻn từ bạn bè đã trót lọt, nhưng rồi ông đã bị lực lượng Công an bắt gọn khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng khá lớn. Năm 1997 ông bị Tòa án nhân dân Lai Châu tuyên phạt 12 năm tù giam, chấp hành án phạt tại Trại giam Phù Yên (Sơn La).

Ông Tạ Khắc Tiến.

Là người nông dân hiền lành, lúc đó ông Tiến cảm nhận sâu sắc nỗi đau của người mất tự do. Ông thổ lộ: "Tôi rất ân hận vì những việc mình đã làm. Lúc đó, tôi đã có một đứa con, vợ tôi sẽ phải vất vả để làm lụng nuôi nó. Còn tôi thì ngồi trong tù. Tôi lại nghĩ đến chuyện tiêu cực, rồi được giám thị trại giam động viên, giúp đỡ, chia sẻ nên tôi đã nghĩ lại. Ngã ở đâu thì đứng lên ở đó. Vợ tôi cũng nói thế. Vậy là tôi chịu khó cải tạo hơn, hoàn thành tốt công việc mà cán bộ giao cho để chờ ngày được hưởng khoan hồng của pháp luật".

2. Ông Tiến từng nghĩ, với án phạt 12 năm tù thì mình sẽ rất khó có thể làm lại cuộc đời. Nhưng không, 12 năm tù - 12 năm dài đằng đẵng với bao nhiêu suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời, lỗi lầm và có cả những dự định tương lai cho ngày trở về. Ông đã được giảm án nhiều lần, và năm 2005 đã trở về. 

"Sau chừng 8 năm trong trại, trở về cuộc sống đời thường tôi thấy mọi thứ thay đổi nhanh quá. Tôi cứ như người rừng nhiều năm không được tiếp xúc với người dân, cảm thấy rất mất tự tin", ông Tiến bộc bạch.

Về nhà, bố mẹ đều đã mất, vợ con nheo nhóc sống bên ngôi nhà nền đất, mái lá xiêu vẹo. Ông Tiến nói với vợ là bà Trần Thị Huế: "Mình ơi, tôi ra khỏe mạnh, tôi thay đổi rồi. Vợ chồng mình sẽ làm ăn tốt để bù đắp cho nhau". Bà Huế sẵn đã nhiều lần vào thăm chồng ở trại giam, rất hiểu sự quyết tâm của chồng nên mừng lắm. 

Họ được chính quyền xã Mường So giúp đỡ, cộng với nguồn vốn vay từ Hội Phụ nữa xã Mường So, đã có khoản vốn vay 45 triệu đồng. Do là hộ nghèo, nên gia đình được hỗ trợ 76 viên ngói xi măng, vợ chồng ông Tiến đã xây dựng lại ngôi nhà để tránh mưa tránh nắng.

Cùng với đó là lao động, cày cuốc, tích lũy thêm vốn, vợ chồng ông mở xưởng sản xuất gạch bi, ban đầu làm hoàn toàn thủ công để cung cấp cho địa bàn xã và các vùng lân cận. Đóng gạch bằng thủ công rất tốn công sức và thời gian, nhưng kiên trì trong 3 năm đầu, ông Tiến đã thành công với nhiều mối làm ăn vừa và nhỏ. Bà con trong thôn cũng dần tin tưởng và mua gạch xây các công trình có quy mô nhỏ... 

Trời không phụ lòng người, ông tiếp tục đi vay vốn, đã mạnh dạn mua máy về làm gạch, mở rộng sản xuất và thuê thêm người cùng làm. Ước mong vươn lên làm giàu của ông đến giờ đã thành hiện thực, người trong thôn ngoài xóm đã biết đến ông với cương vị là một ông chủ doanh nghiệp sản xuất gạch bi nổi tiếng và buôn bán vật liệu xây dựng với số vốn lên đến hàng tỷ đồng, và mua hai ôtô tải để chở hàng cung cấp cho bà con. Với việc mở doanh nghiệp ông tạo thêm công ăn việc làm thường xuyên cho 5 công nhân với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng.

3. Với những thành tích đạt được trong cuộc sống, và là tấm gương tái hòa nhập cộng đồng tiêu biểu, ông Tiến đã nhận được nhiều bằng khen của cơ sở, Công an Lai Châu và Bộ Công an.

Đại tá Phạm Minh Nhượng, Trưởng phòng PC 81, Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Ông Tiến là một tấm gương hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng. Ở địa phương, ông ấy là người có uy tín, được bà con tin tưởng. Còn đại diện Công an huyện Phong Thổ thì cho hay, địa bàn huyện có không ít người hoàn lương. Nhưng họ chỉ làm ruộng kiếm sống bình thường, còn ông Tiến thì làm giàu, và tạo công ăn việc làm cho người khác. Thật là hiếm.

Ông Tạ Khắc Tiến chia sẻ cùng phóng viên.

Đúng vậy, thành công và tự tin, ít ai nghĩ được con người này đã từng trải qua biết bao sóng gió. Nay ông lại là "ngân hàng" của bà con, nhiệt tình cung cấp vật liệu xây dựng, với hộ nghèo, ông giúp đỡ lấy rẻ hơn và cho chịu thời gian dài. Giờ đây tuy đã có của ăn của để, có người làm thuê, nhưng ông Tiến vẫn sống mộc mạc, giản dị, chịu khó và không ngừng có ý tưởng mở rộng kinh doanh. 

Hơn thế, người dân vẫn thấy "ông chủ Tiến" lặn lội chở hàng giao cho bà con ở những bản làng rất xa. Có bận, trời nhá nhem tối, đường núi dốc, xe bị nghiêng và lật, bà con trong bản phải hò nhau ra đỡ "cậu" xe dậy. Thấu hiểu cảnh nghèo, nên ông Tiến còn thường xuyên cho nhiều người nghèo mua hàng chịu, khó khăn quá anh không lấy lãi. 

Anh Trần Văn Tỏ, người dân trong xã khoe: "Đợt tôi xây căn bếp, vì nhà tôi hoàn cảnh, ông Tiến hứa cung cấp vật liệu cho chịu một nửa. Thấy tôi khó khăn và còn đầu tư cho chăn nuôi, ông ấy thương nên cho chịu luôn cả căn". Biết tiếng ông Tiến, người muốn mua nguyên vật liệu xây dựng, nhưng bí tiền cứ đến gõ cửa, ông Tiến luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Nhiều cụ già ở Mường So tâm sự rằng, ở những vùng núi cao này, tệ nạn không ít, người lầm lỡ nhiều. Nhưng biết đứng lên làm ăn, và lại làm giàu, làm phúc cho người như ông Tiến thì hiếm lắm. Tấm gương của anh ấy đã khiến cho nhiều người nể phục, tìm đường vươn lên, đúng như lời ông từng tâm sự: "Cho vàng không bằng chỉ đàng làm ăn".

Ông Tiến chia sẻ: "Tôi đã từng sai lầm, cuộc sống cũng từng vất vả. Tôi may mắn được trở lại với đời, được mọi người giúp đỡ, thì tôi cũng phải sống tốt để trả nợ đời, là chỗ dựa cho vợ con. Con lớn của tôi sắp tốt nghiệp đại học rồi. Còn cháu bé, khi trở về vợ chồng tôi mới sinh, cũng rất ngoan ngoãn và học giỏi. Đó là vinh dự và món quà mà trời ban cho vợ chồng tôi ở cuộc đời này. Thật may mắn!".

Ngô Thục Miên

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文