Để có được thành công cần nỗ lực học hỏi và noi theo những tấm gương sáng

07:00 04/12/2014
Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Như Bích lên đường nhập ngũ khi mới 17 tuổi và chưa hoàn thành chương trình học phổ thông. Nhưng với ý chí và quyết tâm học để sau này có kiến thức xây dựng Tổ quốc, ngay trên trận địa bắn máy bay Mỹ trong những năm 1966 - 1967, ông đã vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của người lính cao xạ, vừa tranh thủ tự học xong chương trình cấp III bổ túc văn hóa. Với ông Nguyễn Như Bích thì “Để có được cần nỗ lực học hỏi và noi theo những tấm gương sáng”.

Lên đường vì thù nhà

Đầu năm 1965, khi đế quốc Mĩ tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc,  ông Nguyễn Như Bích mới mười bảy tuổi đã cùng chúng bạn đồng trang lứa, tình nguyện nhập ngũ. Khi đó, ông vừa học hết lớp 9 phổ thông (hệ 10/10) tại Trường Phổ thông cấp III Nguyễn Trãi, Hà Nội và là một trong những học sinh giỏi từng đoạt giải tư học sinh giỏi Lý toàn thành phố Hà Nội. Đầu năm lớp 9, ông được tuyển chọn  theo học ngoại khoá môn Toán tại Trường Đại học Tổng hợp do hai Giáo sư toán học Lê Văn Thiêm và Hoàng Xuân Sính giảng dạy.

 Biết việc con mình tình nguyện đi bộ đội, cha ông là nhà giáo Nguyễn Như Hoàn (người từng tham gia ủng hộ cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1929) và mẹ ông đã tổ chức họp gia đình để hỏi ý kiến các con.  Sau cuộc họp gia đình đó,  hai cụ nói với ông rằng: “Học tiếp là để có kiến thức xây dựng Tổ quốc, đi bộ đội là để bảo vệ tổ quốc; hiện cả hai miền đất nước đang có chiến tranh nên tuỳ con suy nghĩ, cân nhắc và quyết định”. Nhờ có sự động viên của gia đình, ông đã vững tâm lên đường nhập ngũ.

Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Như Bích.

Nói về việc xung phong nhập ngũ khi chưa đủ tuổi trong lúc việc học hành  đang rất thuận lợi, ông Nguyễn Như Bích chia sẻ: “Việc tôi tình nguyện nhập ngũ khi chưa đủ tuổi không có gì là to tát cả. Vì thời điểm đó cả nước đang sôi nổi phong trào Thanh niên ba sẵn sàng, học sinh các trường phổ thông ở Hà Nội đều hiểu rằng: khi đất nước có chiến tranh, mọi suy nghĩ, hành động của cá nhân hẳn nhiên đều hướng về tâm nguyện chung sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giành độc lập, tự do. Còn  với riêng tôi, giặc Pháp đã cướp đi sự sống của người anh trai cả là liệt sỹ Tây Tiến  Nguyễn Như Trang. Như vậy, tôi nhập ngũ, ngoài vì trách nhiệm của một thanh niên còn có mối thù nhà nữa.

Tranh thủ tự học ngay trên trận địa bắn máy bay Mỹ

Ngay sau ngày nhập ngũ 14 tháng 9 năm 1965, ông Nguyễn Như Bích được điều về một đơn vị cao xạ pháo và vừa được huấn luyện vừa cơ động tham gia chiến đấu bắn máy bay Mỹ để bảo vệ nhiều mục tiêu quan trọng thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây, Hải Dương… Đến tháng 6-1966, đơn vị của ông được điều về  bảo vệ mục tiêu cố định là Nhà máy điện Uông Bí (tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Trong suốt thời gian này, ông vẫn liên lạc với thầy Nguyễn Xuân Quế và luôn được thầy động viên, nhắc nhở về việc tự học 

Thầy nói: “Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, lúc đó rất cần những người có kiến thức xây dựng lại đất nước”. Sau đó, thầy Nguyễn Xuân Quế đã gửi cho ông  chương trình tự học ba môn Toán, Lý, Hoá hệ 10B của Sở Giáo dục Hà Nội. Cùng với thầy giáo Quế, chị gái ông là bà Nguyễn Thị Như Mai  đã gửi cho em trai trọn bộ sách giáo khoa lớp 10.

Và thế là từ cuối năm 1966 và trong năm 1967, giặc Mỹ dùng đủ loại máy bay tăng cường đánh phá ác liệt miền Bắc. Nhà máy điện Uông Bí, mục tiêu do Trung đoàn pháo cao xạ của ông bảo vệ cũng không nằm ngoài chiến dịch bắn phá này. Hầu như cả ngày lẫn đêm, ông vẫn vừa cùng đồng đội trực chiến trên mâm pháo và chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ, vừa tranh thủ học như lời căn dặn của cha mẹ và sự khích lệ, động viên của thầy Nguyễn Xuân Quế.

Hằng ngày, thời gian biểu của người lính trên chiến trận là: dậy từ 4 giờ sáng, đọc kỹ để hiểu bài trong sách giáo khoa, rồi ghi lại tóm tắt ý chính các tiên đề, định lý, công thức… vào một quyển sổ nhỏ mang theo người để lúc rảnh rỗi lại giở ra ôn lại. Ngay cả lúc trực chiến trên chòi trinh sát, nghe thông báo từ Trung đoàn là máy bay địch đang hoạt động ở xa, ông lại tranh thủ vẽ và giải đi, giải lại các bài tập trên mặt nhựa của tấm vải bạt tráng nhựa. Có thời kỳ giặc Mỹ mở chiến dịch liên tục nhiều ngày đêm đánh phá dữ dội các trận địa pháo cao xạ và Nhà máy điện Uông Bí (mà riêng đại đội của ông đã có 7 đồng chí hy sinh). Do quá căng thẳng, mệt mỏi, ông đã có lúc nản trí không muốn tự học nữa. Nhưng  khi nghĩ tới người anh trai cả đã hi sinh, nghĩ tới các đồng đội đã ngã xuống và nhớ tới lời căn dặn của cha mẹ cùng sự khích lệ, động viên của thầy Nguyễn Xuân Quế… ông  lại có thêm nghị lực để tiếp tục tự học.

Khi biết ông vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu vừa tranh thủ tự học, đồng chí Chính uỷ Trung đoàn đã khen ngợi và thông báo để cán bộ, chiến sỹ trong toàn Trung đoàn noi gương học tập. Tháng 10/1967, khi Sở Giáo dục Hà Nội có giấy gọi ông về thi tốt nghiệp hệ Tự họcđồng chí Trung đoàn trưởng đã đặc cách cho phép ông về thi, mặc dù lúc này đang trong giai đoạn máy bay Mỹ đánh phá ác liệt Miền Bắc.

Để có được thành công cần noi theo những tấm gương sáng

Sau khi tham gia chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giữa năm 1977, ông Nguyễn Như Bích được điều động về đảm nhận cương vị Thư kí của Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân và được cử đi đào tạo về nghiệp vụ Tòa án. Năm 1982, ông được điều động về làm cán bộ Văn phòng Tòa án quân sự Trung ương. Cuối năm 1988, ông chuyển ngành ra công tác tại Ban thư ký giúp việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rồi lần lượt được bổ nhiệm giữ các chức vụ như sau: cuối năm 1989 là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đầu năm 1994 làm Trưởng ban Thư ký giúp việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cuối năm 1997 làm Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, giữa năm 2004 làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ông về nghỉ hưu vào đầu năm 2009.

Trò chuyện với chúng tôi tại nhà riêng - nếp nhà cha mẹ để lại ở tầng 1 nhà số 6 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, ông Nguyễn Như Bích chia sẻ: “Việc được bổ nhiệm giữ cương vị cao trong cơ quan tư pháp là thành công không thuộc về riêng cá nhân tôi. Bởi vì, để có được sự thành công, vừa phải nỗ lực rèn luyện để có được bản lĩnh chính trị vững vàng và ý thức trách nhiệm cao đối với gia đình và xã hội, vừa phải không ngừng nỗ lực học hỏi: học trong nhà trường, học ngoài xã hội, học ở thầy, học ở bạn, học hỏi cấp trên, học hỏi cả cấp dưới… Và để có được sự nỗ lực ấy với mỗi cá nhân đều không thể thiếu sự tác động của truyền thống gia đình và nhất là của những tấm gương sáng trong xã hội… Với tôi, những tấm gương sáng đó là sự hy sinh của các liệt sỹ, trong đó có anh trai tôi, là tinh thần trách nhiệm và sự liêm khiết của các đồng chí lãnh đạo cấp trên mà tôi đã từng được giúp việc, là tấm lòng của của những người thầy như thầy giáo Nguyễn Xuân Quế trong sự nghiệp trồng người. Được học hỏi, noi gương họ chính là những may mắn làm nên thành công của cá nhân tôi”.

Nguyễn Hồng Nhung

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文