262 nhà ngoại giao và binh lính Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn ở Đức
- Thổ Nhĩ Kỳ: Nhiều Cảnh sát tiếp tục bị bắt giữ
- Thổ Nhĩ Kỳ: Phát lệnh truy nã Giáo sĩ Fethullah Gulen
- Gulen - người bị tố đang ở Mỹ “giật dây” đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ là ai?
Annegret Korff, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức cho biết, 151 trong tổng số 262 người xin tị nạn có hộ chiếu ngoại giao, trong khi 111 người còn lại có hộ chiếu công vụ được cấp bởi Chính phủ dành riêng cho nhân viên quân đội và người thân. Song bà Korff từ chối cho biết số lượng cụ thể các quan chức ngoại giao xin tị nạn cũng như địa vị của họ.
Một con phố được trang trí với các lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại thành phố Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1-4 do người Kurd quản lý. Ảnh: REUTERS / Murad Se |
Bà đồng thời khẳng định trong một cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ rằng con số xin tị nạn thực tế có thể còn cao hơn do "nó mới chỉ đang dựa vào những đề nghị mang tính tự nguyện của người xin tị nạn" và nhấn mạnh "mọi trường hợp sẽ được xem xét cụ thể và quyết định theo luật pháp".
Số lượng công dân Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm cơ hội tị nạn tại Đức đột ngột tăng mạnh kể từ sau cuộc đảo chính thất bại hồi tháng 7-2016. Chính phủ Đức thông báo đã có tới 5.166 công dân Thổ Nhĩ Kỳ làm đơn xin tị nạn tại nước này trong năm 2016, cao hơn khoảng 3.500 hồ sơ so với năm 2015 với khoảng 80% số người đăng ký tị nạn là người Kurds.
Chính quyền Tổng thống Erdogan đã cáo buộc Giáo sĩ Fethullah là kẻ chủ mưu đứng đằng sau dàn xếp cuộc đảo chính này. Ngày 3-4, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết 113.260 người đã bị bắt giữ và 47.155 người bị tạm gian do tình nghi liên quan đến phong trào Gulen.