29 cựu cảnh sát ra tòa vì tham gia đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
- Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng Mỹ ủng hộ IS
- Siêu tăng của Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào tay IS
- Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “xúc động” gặp mặt “hiện tượng Aleppo”
Mặc dù 41.000 nghi phạm đảo chính đã bị bắt giữ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp và phiên tòa xét xử 29 cựu sĩ quan cảnh sát này được kỳ vọng là sẽ tiến hành điều tra pháp lý sâu rộng nhất từ trước đến nay trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đảo chính quân sự vào ngày 15-7 nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan đã khiến 248 người thiệt mạng. Các cựu sĩ quan này đã bị cáo buộc tìm cách thuyết phục các đồng nghiệp và người dân không tham gia chiến dịch chống đảo chính của chính phủ.
Các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra bên ngoài Tòa án Silivri bên ngoài phiên tòa xét xử. Ảnh: Reuters |
Các công tố viên cho biết, một số nhân viên cảnh sát đã sử dụng một ứng dụng tin nhắn trên điện thoại là ByLock để giao tiếp với nhau thực hiện các hành vi sai trái.
Tại phiên tòa xét xử, có hai người là phi công trực thăng được lệnh tới điện Huber của Tổng thống Erdogan để bảo đảm an ninh đã bác bỏ các cáo buộc trên. Trong số 29 bị cáo, 21 người sẽ phải đối mặt với mỗi người ba án chung thân và 8 người khác sẽ nhận bản án tối đa 15 năm tù giam.
Những đối tượng cầm đầu sẽ bị đưa ra xét xử tại một tòa án mới được Ankara xây dựng vào năm tới.
Ankara cho rằng, cuộc đảo chính được tiến hành bởi một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thuộc mạng lưới của Giáo sĩ Fethullah Gulen, nhân vật hiện đang sống lưu vong tại Mỹ và là lãnh đạo của Phong trào Gulen bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố. Tuy nhiên, ông Gulen, cựu đồng minh của Tổng thống Erdogan, đã bác bỏ mọi cáo buộc và lên án cuộc đảo chính.