6 thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử

19:49 09/02/2017

Những ảnh hưởng của các thảm họa hạt nhân có thể kéo dài lên đến hàng ngàn năm. Người ta ước tính rằng, Chernobyl sẽ không có người ở ít nhất là trong …20.000 năm nữa. 


Bất chấp những mối đe dọa tiềm tàng của các thảm họa hạt nhân, dù tin hay không, các nhà máy điện hạt nhân vẫn mọc lên từng ngày và cung cấp khoảng 5,7% sản lượng năng lượng trên thế giới và 13% sản lượng điện toàn cầu.

Với khoảng hơn 430 nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới, nguy cơ về thảm họa hạt nhân có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Một sự cố nhỏ có thể được kiềm chế, nhưng khi một thảm họa thực sự xảy ra, hậu quả không thể đoán trước được.

Sau đây là một số thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại được ghi nhận, thứ tự theo thang Chuẩn Quốc tế về thảm họa hạt nhân (INES).

1. Goiania, Brazil năm 1987 – Cấp độ 5

Ngày 13-9-1987, một vụ ô nhiễm phóng xạ đã xảy ra tại bang Goais của Brazil khi một nguồn xạ trị bị đánh cắp từ một khu vực bệnh viện bị bỏ hoang tại thành phố. Sau đó nó đã bị qua tay rất nhiều người không có chuyên môn và hậu quả là 4 người chết. 

Con số thương vong chưa nói lên gì nhiều, tuy nhiên, sau đó chính quyền buộc phải tiến hành kiểm tra mức ô nhiễm phóng xạ trên 112 ngàn người, trong đó 249 người có mức độ chất phóng xạ trên cơ thể vượt quá mức độ an toàn cho phép.

2. Three Mile Island, Pennsylvania, Mỹ năm 1979 – Cấp độ 5

Ngày 28-3-1979 chứng kiến sự cố tại hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island, quận Dauphin, Pennsylvania, Mỹ. Nguyên nhân được xác định là do hệ thống làm nguội của lò bị hỏng, làm rò rỉ 1,58 petabecquerel (đơn vị đo cường độ phóng xạ) ra môi trường. Đây là sự cố nhà máy hạt nhân thương mại nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. May mắn thay, các nhiên cứu dịch tễ đã cho thấy không có mối liên hệ nào giữa các loại ung thư với tai nạn hạt nhân kể trên.

Nhà máy hạt nhân Three Mile Island. Ảnh Thelicio 

3. Windscale Fire, Anh năm 1957 – Cấp độ 5

Đây được coi là thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Anh, xảy ra vào ngày 10-10-1957. Các chuyên gia cho rằng, sự cố này xảy ra một phần là do lò phản ứng hạt nhân được xây quá vội vàng để nhanh chóng trở thành một phần của dự án bom nguyên tử của Anh. Lò phản ứng đầu tiên hoạt động năm 1950 và lò thứ hai được hoàn thành ngay sau đó 1 năm. Tai nạn xảy ra khi nhiệt độ lò phản ứng đột nghiên tăng trong khi thực tế là phải giảm, những nhân viên lúc đó cho rằng đây là lỗi kỹ thuật và không thực sự “để tâm”. Khi ngọn lửa bùng lên, họ dùng…nước để chữa cháy, nhưng càng làm tình hình nghiêm trọng hơn.

240 trường hợp mắc ung thư đã được kết luận có liên quan đến vụ cháy kể trên. Tất cả lượng sữa trong bán kính 500km của các khu vực lân cận đã được pha loãng và tiêu hủy trong vòng 1 tháng.

Nhà máy điện hạt nhân Windscale Fire. Ảnh Wikipedia  

4. Kyshtym, Nga năm 1957 – Cấp độ 6

Thảm họa hạt nhân Kyshtym là một sự cố ô nhiễm bức xạ xảy ra ngày 29-9-1957 tại Mayak, một nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân của Liên Xô cũ. Thảm họa này được xác định là thảm họa hạt nhân ở thang 6 của INES, trở thành thảm họa hạt nhân nghiêm trọng thứ 3 trong lịch sử. Hệ thống chứa của nhà máy được xây dựng năm 1953 nhưng do nhiệt cao nên người ta buộc phải xây thêm hệ thống làm mát. 

Tuy nhiên, thiết kế và xây dựng kém chất lượng đã khiến cho Liên Xô phải trả giá quá đắt. Sự cố gây nổ và làm rò rỉ chất phóng xạ, tạo ra những đám mây phóng xạ dài hàng trăm dặm về phía Tây Bắc, khiến 10 ngàn người phải sơ tán, nhiều người mắc bệnh ung thư da và số người chết do ung thư lên đến hơn 200 người.

5. Fukushima, Nhật Bản năm 2011 – Cấp độ 7

Sự kiện thảm họa hạt nhân Fukushima là một chuỗi những sai sót và lỗi kỹ thuật và thiết bị, lò phản ứng nóng chảy và thải ra các chất phóng xạ lớn ra môi trường. Thảm họa này xảy ra ngay sau trận động đất và sóng thần Sendai năm 2011. Chính quyền Nhật Bản đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, di tản hàng ngàn người sinh sống gần nhà máy Fukushima 1. 

Ngày tiếp theo, một vụ nổ hydro đã phá hủy tầng trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 và làm bị thương 8 công nhân, nhưng hộp chứa lò phản ứng vẫn nguyên vẹn. 170.000-200.000 người đã được di tản sau khi các quan chức bày tỏ khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy. Điều này có thể dẫn đến việc một lượng phóng xạ bị giải phóng trong tòa nhà chứa lò phản ứng.

1.     Thảm họa Chernobyl, Ukraine năm 1986 – Cấp độ 7

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy còn là một phần Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử. 

Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và thậm chí là miền đông của Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. 

Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Chernobyl. Ảnh Abc News.
Duy Tiến

Spa, thẩm mỹ viện không được phép phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn ngang nhiên hút mỡ, tiêm tinh chất giảm béo với những quảng cáo mĩ miều "đánh tan mỡ bụng", "giảm mỡ toàn thân sau một liệu trình"… đã thu hút chị em có nhu cầu làm đẹp. Nhiều chị em đã "sập bẫy", thậm chí suýt mất mạng.

Cầu Châu Đốc là cây cầu thứ 3 được bắc qua sông Hậu, một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh An Giang, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc liên kết vùng với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án hoàn thành sẽ góp phần thông tuyến Quốc lộ N1 kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ nằm trên trục hành lang kết nối các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Sau nhiều ngày nghị án kéo dài, theo kế hoạch, chiều 22/4, TAND TP Hà Nội sẽ ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo liên quan trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh (Hà Nội) gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 135 tỷ đồng.

Sau nhiều ngày phong tỏa để hỗ trợ khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), từ 18h chiều nay 22/4, các loại phương tiện xe ôtô đã được phép vận hành trở lại trên QL1A qua đèo Cả nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa

Chiều tối 22/4, Thượng tá Trần Thanh Tùng, Trưởng Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã biểu dương tinh thần trách nhiệm “Vì nhân dân phục vụ” của Công an xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn trong việc tổ chức tìm kiếm cụ ông 84 tuổi ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) bị lạc trong rừng, khi đi vào thăm con trai tại xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 22/4, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Đà Nẵng đã thông tin công khai hàng loạt đơn vị kinh doanh vận tải, xe vận tải khách, xe tải vi phạm vượt quá tốc độc hàng trăm lần/tháng. Đồng thời, quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu do phương tiện vi phạm tốc độ nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền (đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), khiến 1 người chết, 2 người bị thương, chiều 22/4, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文