Ám ảnh những hiện vật vô chủ trong vụ rơi máy bay tại Indonesia

20:39 01/11/2018
Những vật dụng cá nhân không thể tìm thấy chủ sở hữu, những đôi giày được xếp dọc trên bến cảng sau nhiều lần trục vớt từ biển khơi... đó là những gì còn lại sau vụ tai nạn bi thương xảy đến với 189 nạn nhân có mặt trên chuyến bay tử thần JT610 của hãng Lion Air ngày 29-10 tại Indonesia. 
Những đôi giày dép của người lớn và trẻ em được xếp kề bên nhau trên tấm thảm được đánh số thứ tự lần lượt là những gì mà lực lượng cứu hộ đã tìm thấy sau khi vụ tai nạn rơi máy bay Boeing 777 MAX 8 của hãng Lion Air xảy ra ngày 29-10. Ảnh: Getty
Đây là một phần trong số 48 túi đựng thi thể, mảnh vỡ từ máy bay và các vật dụng của nạn nhân vụ rơi máy bay Lion Air được Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Indonesia tìm thấy và tập kết ở trung tâm chỉ huy hỗn hợp tại cảng Tanjung Priok, trước khi chuyển tới bệnh viện cảnh sát Kramat Jati ở thủ đô Jakarta để nhận dạng, CBS cho biết. Ảnh: Reuters
 Ngày 31-10, nhà chức trách bắt đầu đưa người nhà nạn nhân đến bến cảng để xác nhận đồ dùng cá nhân của người trên chuyến bay. Nỗi đau, sự thương tiếc và cay đắng hiện lên trên khuôn mặt của từng người thân các nạn nhân. Ảnh: Reuters
Chiếc ví của một nạn nhân trôi trên mặt biển. Chuyến bay mang số hiệu JT610 của Lion Air rời Jakarta lúc 6h20 ngày 29-10 và dự kiến hạ cánh lúc 7h20 tại thành phố Pangkal Pinang. Song chiếc máy bay này gặp nạn chỉ 13 phút sau khi cất cánh và lao thẳng xuống vịnh Karawang. Ảnh: AP
 Quân đội Indonesia đã huy động hàng chục tàu, lính thủy đánh bộ, người nhái và các thiết bị dò tìm hiện đại để tìm kiếm xác máy bay cũng như thi thể các nạn nhân. Ảnh: Reuters
Những mảnh vụn được tìm thấy tại khu vực tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn. Xác máy bay được cho là đang chìm dưới khu vực có độ sâu 30-40 m. Ngày 1-11, lực lượng chức năng đã tìm thấy một vật thể được cho là hộp đen của chiếc máy bay. Ảnh: Getty
Máy bay gặp nạn là một chiếc Boeing 737 MAX 8 mới được chuyển giao cho Lion Air hồi tháng 8 năm nay. Việc một chiếc máy bay gần như mới hoàn toàn gặp tai nạn hàng không kinh hoàng khi đã dấy lên nhiều nghi vấn về kỹ thuật và chất lượng máy bay. Ảnh: Reuters
Những mảnh vỡ và các vật dụng của nạn nhân trôi nổi trên mặt biển. Ảnh: EPA
The Guardian dẫn nguồn tin nhà chức trách địa phương cho biết, không có tia hy vọng nào về việc tìm thấy người sống sót. Thông tin này đã khiến người nhà của các nạn nhân trở nên tuyệt vọng và đau đớn. Ảnh: Reuters
Một sỹ quan cảnh sát cầm trên tay cuốn sổ ghi chép được cho là của một nạn nhân có mặt trên chuyến bay tử thần. Ảnh: Reuters
Những mẩu hiện vật còn lại từ đồ đạc và hành lý của các nạn nhân. Theo The Guardian, cảnh sát đã xác nhận được danh tính của nạn nhân đầu tiên. Nạn nhân này có tên Jannatun Cintya Dewi, là một phụ nữ 24 tuổi đến từ East Java. Ảnh: AP
Người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) Soerjanto Tjahjono cho biết, cuộc điều tra toàn diện về vụ tai nạn máy bay mang số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air có thể kéo dài tới 6 tháng. Tuy nhiên, ông Tjahjono dự đoán báo cáo sơ bộ của cuộc điều tra này có thể sẽ được công bố chỉ trong khoảng 1 tháng. Ảnh: AP
Lực lượng cứu hộ đang tiếp tục đẩy nhanh công tác tìm kiếm nhằm xác định chính xác vị trí máy bay rơi và tìm kiếm tất cả tung tích có liên quan tới chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: Reuters
Một túi đựng các vật dụng được đội cứu hộ trục vớt và đưa về tập kết tại bến cảng để phục vụ cho quá trình điều tra. Ảnh: Getty
 Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 31-10 đã tới trực tiếp tới cảng Tanjung Prio ở Jakarta, nơi tập kết các thi thể và vật dụng từ máy bay rơi, để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu hộ. Ảnh: Reuters
 Vụ rơi máy bay của Lion Air được coi là thảm kịch hàng không khủng khiếp nhất tại Indonesia sau vụ rơi máy bay Garuda Flight GA152 khiến 235 người thiệt mạng năm 1997. Ảnh: EPA
A.Nhien (Ảnh: T.H)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文