Ấn Độ yêu cầu Pakistan dẫn độ kẻ chủ mưu vụ tấn công đẫm máu ở Mumbai
- Ấn Độ: Sập tòa nhà ở Mumbai, ít nhất 4 người thiệt mạng
- Thất bại của các cơ quan tình báo trong vụ khủng bố Mumbai
- Ấn Độ xác định được 3 kẻ đánh bom khủng bố ở Mumbai
Ấn Độ và Mỹ đều cáo buộc đối tượng Sajid Mir của nhóm Lashkar-e-Taiba đóng tại Pakistan về các cuộc tấn công kéo dài ba ngày nhằm vào khách sạn, nhà ga và một trung tâm của người Do Thái ở Mumbai, khiến 166 người thiệt mạng, trong đó có 6 người mang quốc tịch Mỹ.
Hiện trường tại khách sạn Taj Mahal, một trong những địa điểm bị tấn công ở Mumbai, năm 2008. (Ảnh: Reuters) |
Mặc dù Pakistan có hành động trừng trị Hafiz Saeed - người sáng lập nhóm Lashkar-e-Taiba hồi năm ngoái, nhưng nước này vẫn tiếp tục cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho các thủ lĩnh phiến quân hàng đầu khác, báo cáo về khủng bố năm 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Một trong số họ là Sajid Mir, kể chủ mưu vụ tấn công ở Mumbai năm 2008, được cho là vẫn đang tự do ở Pakistan.
Một quan chức Ấn Độ cho biết chính phủ nước này đã nhiều lần yêu cầu Pakistan giao Sajid - kẻ bị buộc tội là chủ mưu của vụ tấn công, chỉ đạo công tác chuẩn bị và do thám, đồng thời là một trong những đối tượng trực tiếp chỉ huy vụ tấn công từ Pakistan.
Pakistan đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc của Mỹ rằng đây là nơi trú ẩn an toàn cho các thủ lĩnh phiến quân và cho biết họ đã tiến hành điều tra kẻ cầm đầu của một số nhóm phiến quân bị cấm.
Trong khi vấn đề tranh chấp biên giới với cả Trung Quốc và Nepal bị đốt nóng, Ấn Độ hôm 23/6 yêu cầu Pakistan giảm một nửa số lượng nhân viên ngoại giao làm việc trong cao uỷ ở New Delhi, và Ấn Độ cũng sẽ giảm hiện diện ngoại giao ở Islamabad, khiến quan hệ giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trở nên căng thẳng hơn.
Việc Ấn Độ và Pakistan trục xuất nhà ngoại giao của nhau không phải điều hiếm thấy, nhưng bước đi này đánh dấu mức hạ cấp quan hệ song phương nghiêm trọng nhất kể từ năm 2001.
Căng thẳng này bắt đầu từ việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra quyết định vào tháng 8 năm ngoái về việc thu hồi quy chế tự trị của Kashmir, vùng đất tranh chấp với Pakistan thuộc dãy núi Himalaya.