Anh muốn kéo dài giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit?
- Europol thời hậu Brexit
- Cán cân quyền lực và sức mạnh châu Âu hậu “Brexit”
- Mịt mờ châu Âu hậu Brexit
- Hội nghị thượng đỉnh EU đầu tiên thời hậu Brexit
Trong bản dự thảo kế hoạch trên, được Bộ trưởng Brexit David Davis công bố hôm 21-2 (giờ địa phương), Chính phủ Anh cam kết hạn chế để giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit kéo dài không quá 2 năm sau khi London chính thức không còn là thành viên EU kể từ ngày 29-3-2019, song đề nghị EU ủng hộ đề xuất của London về thời gian chấm dứt quá trình trên, đồng nghĩa với việc cân nhắc một quá trình chuyển tiếp dài hơn so với đề xuất của Brussels.
Tài liệu trên cũng cho thấy, Anh sẽ tuân thủ các quy định mới của EU và tham gia các cuộc đàm phán về hạn ngạch đánh bắt cá trong tương lai, song London sẽ không thể ký kết các thỏa thuận thương mại nếu không có sự nhất trí của EU. Bên cạnh đó, Bộ trưởng David Davis cũng khẳng định, Anh sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn cao trong lĩnh vực lao động, môi trường… sau khi rời EU. Quan chức trên cho biết thêm rằng, thay vì nới lỏng các quy định nhằm đạt được một lợi thế cạnh tranh sau thời điểm chính thức rời EU vào tháng 3-2019, Anh sẽ tiến vào một “cuộc chạy đua đến các tiêu chuẩn đỉnh cao”.
Anh sẽ chính thức không còn là thành viên EU kể từ ngày 29-3-2019. |
Ông David Davis nhấn mạnh, điều này sẽ tạo ra sự tin tưởng cần thiết giữa Anh và EU, giúp bảo đảm rằng quan hệ đối tác kinh tế giữa hai bên trong tương lai luôn mở và hoạt động thương mại diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
Bản dự thảo kế hoạch được công bố ngay sau khi 62 nghị sỹ đảng Bảo thủ chuyên nghiên cứu về châu Âu yêu cầu Thủ tướng Anh Theresa May đưa nước Anh ra khỏi EU một cách cứng rắn, dứt khoát, đảm bảo nước Anh phải có toàn quyền đối với những quy định chính sách của mình, và nước Anh phải có quyền đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác ngay sau khi nước này rời khỏi EU, cũng như cần có đầy đủ quyền tự quyết về các quy định.
Trong thư kiến nghị gửi Thủ tướng Anh, những nghị sĩ trên - gồm nhiều nhân vật có tiếng trong đảng Bảo thủ như cựu lãnh đạo Iain Duncan Smith và một số cựu Bộ trưởng – cho rằng, nước Anh cần đàm phán với EU một cách bình đẳng. Các Bộ trưởng không muốn hay không chấp nhận việc EU ấn định thời hạn và nội dung, mà muốn thỏa thuận giữa hai bên được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tổ thức Thương mại thế giới (WTO).
Những nghị sĩ này ủng hộ quan điểm của Thủ tướng May đối với vấn đề Brexit mà bà đã đưa ra tại Lancaster House hồi tháng 1-2017, trong đó có việc nước Anh sẽ rời khỏi thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan EU, song cho rằng bà May đã “quá yếu ớt” trong việc đối phó với những người ủng hộ “Brexit cứng” trong đảng, đứng đầu là Ngoại trưởng Anh Borish Johnson. Trong khi đó, Công đảng ngay lập tức lên tiếng cho rằng thư kiến nghị của các nghị sỹ đảng Bảo thủ cho thấy sự “chia sẽ sâu sắc” trong nội bộ đảng Bảo thủ.
Về phía châu Âu, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã hối thúc Chính phủ Anh đẩy nhanh tiến trình đàm phán Brexit, cho rằng London cần có hành động cụ thể hơn cho các kế hoạch chuẩn bị cho tiến trình này. Thủ tướng Rutte cho rằng, thời gian không còn nhiều và hai bên cần hành động nhanh chóng, ông đồng thời hy vọng Anh và EU đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên. Bên cạnh đó, các quan chức EU cho hay nhiều nước thành viên của khối, đặc biệt là những quốc gia Đông Âu, đã bày tỏ mong muốn duy trì sự đi lại tự do giữa Anh và EU. Đây là vấn đề khá nhạy cảm và lĩnh vực tài chính vốn sinh lợi lớn của Anh có khả năng trở thành “con tin” trong các cuộc đàm phán Brexit sắp tới. Điều này có thể trở thành tiền lệ để EU, nhất là với những nước như Ireland và Đan Mạch, gây sức ép đòi Anh phải tiếp tục nhượng bộ trong các thỏa thuận tiếp cận thị trường cho những sản phẩm nông nghiệp của họ.
Bất kỳ thỏa thuận quan trọng nào liên quan đến ngành tài chính cũng có thể trở thành điều kiện đi kèm với những nhượng bộ về tự do đi lại giữa hai bên. Thỏa thuận sẽ không chỉ áp dụng đối với các công việc quản lý ngân hàng hay những vị trí có tay nghề cao, mà còn đối với cả các việc làm có mức lương thấp của ngành ngân hàng. Nếu giành được sự hưởng ứng nhiều hơn nữa từ các nước EU, kế hoạch đánh đổi này có khả năng dẫn đến sự khác biệt về quan điểm giữa lãnh đạo 27 nước thành viên EU với lập trường của Ủy ban châu Âu (EC).
Trong trường hợp Thủ tướng May nhượng bộ EU, bà có thể sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích về việc bà hy sinh quyền kiểm soát biên giới của Anh để làm hài lòng giới chủ ngân hàng và trung tâm tài chính London, vốn muốn duy trì hiện trạng càng lâu càng tốt.