Armenia - Azerbaijan tiếp tục giao tranh dữ dội, ít nhất 39 người chết

15:59 28/09/2020
Đợt xung đột quân sự quy mô lớn đang diễn ra giữa Armenia và Azerbaijan xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, trong đó có cả dân thường.


Reuters ngày 28/9 cho biết, các cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đã kéo dài sang ngày thứ hai liên tiếp với việc cả hai bên liên tiếp cáo buộc bị đối phương tấn công bằng pháo nhằm vào các mục tiêu ở Nagorno-Karabakh.

Hình ảnh xe tăng, được cho là của Azerbaijan, trúng đạn từ Armenia. Ảnh: EPA

Chiến sự nổ ra từ sáng 27/9. Theo thống kê của Guardian và Reuters, ít nhất 39 người đã chết. Trong đó, chính quyền ở Nagorno-Karabakh thân Armenia xác nhận, 17 binh sĩ và hai dân thường thiệt mạng hôm 27/9, 15 người thiệt mạng hôm 28/9, hơn 100 người bị thương. 

Phía Azerbaijan báo cáo 5 dân thường, cùng là thành viên trong một gia đình, qua đời trong các đợt pháo kích do Armenia tiến hành. Một số nguồn tin Azerbaijan nói rằng 500 binh sĩ Armenia đã thiệt mạng hoặc bị thương, song phía Armenia chưa xác nhận.

Theo Sputnik, Armenia tuyên bố đã bắn hạ ít nhất 10 xe tăng, 4 trực thăng và 15 máy bay không người lái (UAV) của Azerbaijan, song Azerbaijan chỉ xác nhận mất một trực thăng. 

Azerbaijan cũng khẳng định đã tiêu diệt 12 hệ thống phòng không của Armenia, đồng thời giành quyền kiểm soát 6 ngôi làng, một đồi chiến lược ở Nagorno-Karabakh. Cả hai bên công bố nhiều video ghi lại hình ảnh phương tiện đối phương bị bắn trúng để chứng minh cho phát ngôn.

Vẫn theo Sputnik, hai nước đã lần lượt ban bố tình trạng thiết quân luật và chưa bên nào cho thấy thái độ sẵn sàng lùi bước, bất chấp kêu gọi của cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhấn mạnh, ông tự tin giành lại quyền kiểm soát đối với khu vực ly khai “Chúng ta chỉ bảo vệ lãnh thổ, đó là quyền của chúng ta”, ông Aliyev nói. 

Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan kêu gọi lực lượng dự bị động viên cả nước đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự chống lại Azerbaijan. “Người Armenia đã sẵn sàng cho chiến tranh”, ông Nikol Pashinyan nhấn mạnh.

Nagorno-Karabakh, có diện tích khoảng 4.400km2, là vùng lãnh thổ đồi núi nằm sâu trong biên giới Tây Nam của Azerbaijan và được công nhận rộng rãi thuộc chủ quyền Azerbaijan - quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi. Tuy nhiên, phần lớn dân cư ở Nagorno-Karabakh lại là người gốc Armenia theo đạo Cơ đốc và muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. 

Tranh cãi về vùng đất này khiến Armenia và Azerbaijan căng thẳng nhiều thập kỷ, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khi chính quyền tự trị ở Nagorno-Karabakh đòi ly khai để sáp nhập vào Armenia. 

Sau cuộc chiến, Azerbaijan mất quyền kiểm soát với Nagorno-Karabakh vào tay lực lượng địa phương do Armenia hậu thuẫn. Chính quyền ở Nagorno-Karabakh thành lập nước Cộng hòa Artsakh tự xưng, theo Sputnik, nhưng không được quốc tế công nhận. 

Những năm gần đây, các đợt xung đột nhỏ vẫn tiếp diễn ở Nagorno-Karabakh, mới nhất là vụ đụng độ khiến hàng chục người chết hồi tháng 7/2020, mà cả hai cùng tuyên bố chiến thắng.

Thiện Nhân

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文