Australia điều động lực lượng y tế khẩn cấp đến ổ COVID-19 là viện dưỡng lão

10:16 29/07/2020
Lực lượng y tế khẩn cấp Australia, vốn thường được triển khai đến các khu vực thảm họa, đã được điều động đến các viện dưỡng lão tại thành phố Melbourne trong ngày 29/7, trong bối cảnh dịch COVID-19 có dấu hiệu lan nhanh tại đây. 

Các ca lây nhiễm COVID-19 xuất hiện và gia tăng nhanh chóng tại viện dưỡng lão Australia. Ảnh: The Australian

Cho đến nay, Australia vẫn là một trong những quốc gia có số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19 thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Mặc dù vậy, sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm tại các bang Victoria và New South Wales đang khiến các quan chức y tế lo ngại.

Theo Reuters, các viện dưỡng lão đang trở thành tâm điểm dịch COVID-19 tại bang Victoria. Tiến sĩ Nick Coatsworth, Phó Giám đốc cơ quan Y tế Australia ngày 29/7 cho biết, hiện có tới 679 ca lây nhiễm có liên quan đến viện dưỡng lão. 

"Các ca nhiễm tại những cơ sở như viện dưỡng lão chiếm số lượng đáng kể và sẽ mất nhiều thời gian để có thể vượt qua trở ngại này", ông Coatsworth chia sẻ, khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh càng nhanh càng tốt. 

Theo ông Coatsworth, một nhóm Hỗ trợ Y tế Australia (AUSMAT), bao gồm bác sĩ, nhân viên y tế, bác sĩ chụp X quang và dược sĩ, đã được điều động đến các viện dưỡng lão để hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Người dân ở bang Victoria đang trải qua 6 tuần phong tỏa, đóng cửa ranh giới với các bang khác và thực thi quy định đeo khẩu trang bắt buộc nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

Tại Sydney, các quan chức y tế cũng đang vật lộn với các cụm COVID-19 xuất hiện tại các quán rượu, nhà hàng và trường học. Một quan chức thuộc văn phòng Thủ tướng Scott Morrison đã phải tự cách ly sau khi xuất hiện tại một ổ dịch ở Potts Point. 

Tính đến hết ngày 28/7, Australia ghi nhận hơn 15.300 trường hợp lây nhiễm COVID-19 và 167 bệnh nhân tử vong vì đại dịch này. Trong khi đó, thông tin từ Bộ y tế Australia cho thấy, những người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi lao động là những đối tượng lây nhiễm COVID-19 nhiều nhất tại Australia. 

An Nhiên

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文