Bầu cử Tổng thống - Cuộc cách mạng của nước Pháp

13:54 06/05/2017
Ngày 7-5, cử tri Pháp sẽ bắt đầu bỏ phiếu vòng cuối cùng để bầu ra vị Tổng thống kế tiếp nhiệm kỳ 2017 – 2022. Với quyền lực đáng kể về hành pháp, bao gồm cả thẩm quyền giải thể Quốc hội, cuộc bầu cử lần này còn được cả thế giới dõi theo. 


Trước đó, ngày 24-4, Bộ Nội vụ Pháp đã công bố kết quả của cuộc bỏ phiếu vòng 1 của 11 ứng cử viên. Theo đó, 2 ứng viên dẫn đầu sẽ tham gia vòng nước rút là bà Marine Le Pen – người vừa từ chức Chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia (21,3% số phiếu) và ông Emmanuel Macron - tranh cử với tư cách ứng viên độc lập của phong trào Tiến bước (24,01% số phiếu). 

Cuộc bầu này cử được coi là dấu mốc chính trị lớn đối với Pháp, bởi đây là lần đầu tiên trong vòng 60 năm, các đảng chính của cánh tả và cánh hữu đều không góp mặt trong vòng thứ hai.

Lịch sử lặp lại

Quá khứ, năm 1958, Pháp đã phải trải qua một cuộc hỗn loạn chính trị giữa chiến tranh Algeri. Tướng Charles de Gaulle lên nắm quyền và soạn thảo bản Hiến pháp của nền Cộng hòa thứ 5. 

Sự thay đổi này cũng giống như bất kỳ sự đứt gãy chính trị lớn khác, đều được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các động lực nền tảng và hoàn cảnh chính trị đặc biệt.

Ngày nay cũng vậy, động lực nền tảng chính là sự mất lòng tin của công chúng đối với giới tinh hoa, cảm giác bị tước quyền, nỗi sợ toàn cầu hóa kinh tế, di cư, và nỗi lo địa vị xã hội xuống dốc cũng như bất bình đẳng gia tăng. 

Những cảm giác này cùng với vai trò lịch sử của nhà nước Pháp trong việc thúc đẩy bản sắc dân tộc và phát triển kinh tế, đã góp phần vào làn sóng ủng hộ ứng cử viên Marine Le Pen. 

Ứng viên Marine Le Pen. Ảnh: CNBC. 

Hôm 25-4, bà đã từ chức lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia, do nhận biết được nguy cơ tiềm ẩn. Dù sự ủng hộ dành cho Mặt trận Quốc gia đã gia tăng trong hơn một thập niên qua, đến nay đảng này vẫn nằm ngoài quyền lực. 

Hệ thống bầu cử hai vòng của Pháp cho phép cử tri có thể đoàn kết, để kết thúc hy vọng của phe còn lại trong vòng thứ hai. Ngoài ra, đảng Mặt trận Quốc gia không có khả năng thành lập liên minh, nên quyền lực vẫn nằm trong tay các đảng chính của cánh tả và cánh hữu, ngay cả khi Pháp dần hướng tới hệ thống chính trị ba bên.  

Vì vậy, ứng cử viên 39 tuổi Emmanuel Macron đang tận dụng thời cơ để thúc đẩy hệ thống 3 đảng. Tầm nhìn lớn của Macron mà ban đầu rất ít người nhận ra chính là sự chia rẽ tả-hữu làm cản trở sự tiến bộ. 

Và cuộc bầu cử Tổng thống là một cơ hội vàng để thoát ra khỏi điều đó mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ một phong trào chính trị có tổ chức. Khi người Pháp ngày càng phản đối cơ cấu đảng phái truyền thống, điểm yếu ban đầu của cựu bộ trưởng Macron đã nhanh chóng trở thành sức mạnh. 

Như Macron đã tự nhận ra, cả cánh hữu lẫn cánh tả đều phân mảnh trong những năm gần đây. Điều này đặc biệt đúng ở cánh tả - nơi sự chia rẽ xuất hiện rõ giữa nhóm cải cách dẫn đầu là cựu Thủ tướng Manuel Valls, và nhóm thủ cựu - đại diện là ứng cử viên Đảng Xã hội Benoît Hamon. 

Ứng viên Emmanuel Macron. Ảnh: Getty. 

Vấn đề của Đảng Xã hội càng phức tạp hơn, do sự hiện diện của một nhóm cánh tả cấp tiến đang hoạt động tích cực, nhằm loại bỏ họ giống như Đảng Podemos cánh tả của Tây Ban Nha, tìm cách thay thế Đảng Công nhân Xã hội ở nước này. 

Các lực lượng cánh hữu nói chung vẫn thống nhất về các vấn đề kinh tế và xã hội. Tuy nhiên ứng cử viên Fillon của họ đã ít nhiều bị xếp thứ 3 trong vòng 1 vì bê bối. Bản thân ông sau đó cũng đã kêu gọi những người ủng hộ mình bỏ phiếu cho Macron. 

Và bất kể lý do gây ra sự suy thoái của cánh hữu là gì, thì Macron sẽ được hưởng lợi đáng kể từ đó, cũng như từ những đứt gãy ảnh hưởng đến cánh tả.

Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất trước thềm cuộc bỏ phiếu vòng hai ngày 7-5, bà Le Pen chỉ nhận được 40% số phiếu ủng hộ. Trong khi đó, ông Emmanuel Macron, ứng cử viên độc lập 39 tuổi sẽ có thể nhận được 60% phiếu bầu, đắc cử Tổng thống và lật đổ hệ thống chính trị của nền Cộng hòa thứ Năm.

Hai kịch bản đặt ra

Tuy nhiên, thắng cử chỉ là bước đầu tiên và để cai trị chế độ nghị viện tổng thống tương lai của Pháp, ông Macron cần đảm bảo được một đa số phiếu trong Quốc hội. Điều này sẽ dẫn tới hai kịch bản có thể lường trước.

Thứ nhất, Macron sẽ nhanh chóng giành được một đa số ủng hộ trong nội các, khi cử tri Pháp tìm cách củng cố nhiệm kỳ của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6. 

Điều này là khả dĩ, nhưng cũng không chắc chắn bởi đây vốn là nơi mà việc thiếu đi một phong trào chính trị có tổ chức sẽ là một điểm yếu. 

Do vậy, cuộc bầu cử tháng 6 có thể dẫn đến kịch bản thứ hai, chính là chung sống với một liên minh ở Quốc hội, bao gồm một nhóm cánh hữu nhỏ, một nhóm trung dung lớn, và một nhóm cánh tả bị chia rẽ. 

Ông Macron và bà Le Pen - ai sẽ giành được chiến thắng? Ảnh: Getty. 

Diễn biến như vậy sẽ là điều quen thuộc ở nhiều nước châu Âu. Nhưng ở Pháp, nơi chủ nghĩa cộng hòa đã làm nổi lên ý thức hệ tả-hữu, vốn định hình nền chính trị trên toàn phương Tây ngày nay, thì đó sẽ là một cuộc cách mạng đích thực.

Với quyền lực biểu trưng của sự chia rẽ tả-hữu, cử tri cũng như các nhà lãnh đạo của nước Pháp từ lâu đã có xu hướng đóng khung ý thức hệ, cho hầu hết mọi vấn đề của đất nước. 

Công chúng và các chính trị gia có rất ít kinh nghiệm với một chính phủ dựa trên các thỏa thuận liên minh rộng rãi. Điều này lý giải một phần rằng tại sao hệ thống chính trị Pháp đã trở nên bế tắc, khiến các cải cách khó thực hiện. Và tại sao thông điệp của Macron, bao gồm các kế hoạch cải cách rõ ràng, lại bất thường đối với nước Pháp đến thế. 

Nếu bằng cách nào đó Le Pen lên nắm quyền thì nền chính trị Pháp sẽ bị đảo lộn, chưa nói đến việc trưng cầu dân ý rời bỏ Liên minh châu Âu (EU). Nhưng ngay cả Macron vốn có vẻ ngoài ôn hòa, cũng thể hiện một lập trường cấp tiến thực sự, theo cách của riêng ông. 

Nước Pháp đang thực sự đứng trước một cuộc cách mạng chính trị, bất kể dù ai sẽ lên nắm quyền. Kết quả của vòng bầu cử thứ 2 dự kiến, ​​sẽ được công bố vào lúc 20h theo giờ địa phương, ngày 7-5.

L.B

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文