Bị lính đảo chính bắt giam, Tổng thống Mali lên truyền hình xin từ chức

11:10 19/08/2020
Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita xuất hiện trên truyền hình quốc gia và tuyên bố từ chức ngay lập tức, sau khi ông cùng Thủ tướng Boubou Cisse các binh sĩ nổi dậy bắt giam.

Reuters sáng 19/8 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat xác nhận, các binh sĩ nổi dậy ở Mali đã bắt giữ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, Thủ tướng Boubou Cisse và hàng loạt quan chức cấp cao của nước này ở thủ đô Bamako từ ngày 18/8.

Tổng thống Mali Keita. Ảnh: AP

Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, ông Keita và Cisse bị bao vây bởi các binh sĩ nổi dậy có vũ trang. Họ sau đó đã dẫn các nhân vật này đến trại quân sự Kati cách thủ đô Bamako chừng 15km. AU lên án hành vi này của nhóm binh sĩ nổi loạn.

Cùng ngày, một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng Mali đã xác nhận với truyền thông việc Tổng thống Keita và Thủ tướng Cisse đang bị giam giữ ở Kati.

Sáng nay (19/8), truyền hình nhà nước Mali bất ngờ đăng tải đoạn video ghi hình Tổng thống Boubacar Keita tuyên bố từ chức ngay lập tức. "Vào thời điểm này, tôi muốn cảm ơn người dân Mali đã ủng hộ tôi những qua, cũng như tình cảm nồng ấm của họ", Keita nói.

Nhà lãnh đạo 75 tuổi cho biết cả chính phủ và quốc hội Mali sẽ bị giải tán. "Nếu hôm nay, một số thành phần trong lực lượng vũ trang của chúng ta quyết định rằng sự can thiệp là cần thiết, tôi thực sự có lựa chọn sao? Tôi không muốn máu phải đổ", ông nói.

Hiện thông tin về vụ đảo chính vẫn chưa rõ ràng. Thủ tướng Cisse chưa lên tiếng chính thức. Chưa có nhân vật nào thừa nhận cầm đầu nhóm đảo chính, cũng như ai sẽ lãnh đạo Mali thay ông Keita. Ngày 18/8, một phát ngôn viên quân đội bác tin đồn sự việc được lực lượng vũ trang lên kế hoạch từ trước.

Liên minh M5-RFP đối địch ở Mali cho biết họ ủng hộ hành động của nhóm binh biến. Nhóm này cho rằng đó "không phải là lật đổ bằng quân sự mà là cuộc khởi nghĩa".

Nhiều người xuống đường sau khi Keita từ chức. Ảnh: Reuters

Vụ đảo chính xảy ra vài giờ sau khi lực lượng nổi dậy chiếm quyền kiểm soát căn cứ quân sự Kati ở ngoại ô Bamako và bắt giữ nhiều quan chức cả quân sự và dân sự. Trước khi bị bắt giữ, Thủ tướng Cisse đã kêu gọi lực lượng nổi dậy hạ vũ khí để đối thoại nhưng không thành công.

Ngay sau khi thông tin vụ bắt giữ lan truyền, hàng ngàn người đã đổ ra đường phố Bamako ăn mừng. Nhiều người tụ tập ngoài dinh thự của Keita nhưng bị ngăn lại. Các toà nhà lân cận thuộc sở hữu của các thành viên trong gia đình Keita, cũng là các quan chức cấp cao trong chính phủ hoặc quân đội, đã bị đập phá, cướp bóc.

Theo Reuters, Tổng thống Keita lên nắm quyền hồi năm 2013 và tái đắc cử vào năm 2018, trong cuộc bỏ phiếu mà nhiều người nghi ngờ có gian lận. Người dân quốc gia nghèo đói ở Tây Phi này gần đây liên tiếp biểu tình phản đối chính phủ vì kinh tế sa sút, nạn tham nhũng xảy ra khắp nơi.

Hồi tháng 5, tòa án hiến pháp của Mali đã đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử quốc hội gây tranh cãi, mở đường cho đảng của ông Keita chiếm đa số ghế trong quốc hội, khiến làn sóng giận dữ của người dân bùng lên dữ dội.

Phán ứng trước tình hình ở Mali, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 18/8 đã yêu cầu "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện" Tổng thống Keita và các thành viên trong chính phủ của ông. Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến triệu tập một cuộc họp khẩn để bàn về tình hình ở Mali trong vài giờ tới.

Binh biến từng xảy ra tại Mali năm 2012 và cũng bắt đầu từ căn cứ Kati, sau đó dẫn tới đảo chính lật đổ tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure, đẩy miền Bắc Mali vào tay các phần tử thánh chiến Hồi giáo cực đoan.

Thiện Nhân

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文