Thế giới hoan nghênh phán quyết của PCA về Biển Đông

16:09 13/07/2016
Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đã nhận được lời ca ngợi, hoan nghênh từ cộng đồng quốc tế. Cùng với đó là lời kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ phán quyết của PCA.

Chỉ vài giờ sau khi PCA ra phán quyết, tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) đã diễn ra Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6. Hầu hết các chuyên gia, học gia quốc tế tham dự Hội thảo đều ca ngợi phán quyết của PCA, đánh giá phán quyết này có ý nghĩa bước ngoặt đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. 

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan thuộc Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ đã hoan nghênh phán quyết của PCA, đồng thời nhận định đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông. Ông Sullivan hối thúc Trung Quốc thể hiện là một bên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và tuân thủ phán quyết của tòa.

Đồng quan điểm, Giám đốc cấp cao phụ trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink tuyên bố Washington ủng hộ các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao và hòa bình, trong đó có cơ chế trọng tài PCA, đồng thời hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết. 

Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS Greg Poling đánh giá phán quyết trên đã thật sự phủ nhận yêu sách của Trung Quốc liên quan tới chủ quyền khu vực mà Bắc Kinh gọi là “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Phán quyết của PCA là một sự khích lệ đối với nỗ lực giải quyết các tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình và thông qua các cơ chế trọng tài quốc tế. Theo ông Poling, vấn đề đặt ra sau phán quyết là phản ứng của Trung Quốc sẽ như thế nào.

Trước đó cùng ngày, Nhà Trắng khẳng định “chắc chắn sẽ kêu gọi tất cả các bên không sử dụng điều này (phán quyết của PCA) như một cơ hội để thực hiện các hành động làm leo thang hay khiêu kích”. Ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, bà Hillary Clinton và đối thủ bên phía đảng Cộng hòa Donal Trump cũng đã hoan nghênh pháp quyết của PCA, đồng thời hối thúc tất cả các bên tôn trọng phán quyết này.

Trong khi đó, từ Canada, Thượng nghị sĩ Tobias C. Enverga Jr. khẳng định “đây là một tuyên bố rõ ràng của cộng đồng quốc tế về việc yêu sách của Trung Quốc không được chấp nhận”. Thượng nghị sĩ Enverga hối thúc Chính phủ Canada làm mọi việc trong khả năng để đảm bảo các bên liên quan tuân thủ các công ước quốc tế và kêu gọi Chính phủ Trung Quốc thực thi nghĩa vụ quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã phê chuẩn năm 1996. 

Còn theo học giả David Welch thuộc Trường Quan hệ Quốc tế Balsillie tại Waterloo, tỉnh Ontario, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn khi khăng khăng cho rằng phán quyết của tòa không mang tính pháp lý, chính trị hoặc thực tiễn. Các nước Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đều đã lên tiếng ca ngợi phán quyết của PCA.
 

Phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh các lời ca ngợi, cộng đồng quốc tế còn kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ phán quyết của PCA. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 13-7 kêu gọi Philippines và Trung Quốc tuân theo quyết định của tòa vì “đó là phán quyết cuối cùng và ràng buộc đối với cả hai bên”. 

Bà Bishop đồng thời “kêu gọi các bên tranh chấp kiềm chế hành vi cưỡng chế và hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng tại khu vực tranh chấp. Tất cả các quốc gia có yêu sách đều được hưởng lợi rất nhiều từ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Ngoại trưởng Australia nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực Đông Á, và phán quyết của PCA là một trường hợp thử nghiệm quan trọng cho khu vực trong quản lý các tranh chấp một cách hòa bình.

Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và hòa giải thông qua đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng, trong khi đối thoại đang tiếp diễn thì các bên cần phải tránh không thực hiện các hành động gia tăng thêm căng thẳng. 

Ông Ban Ki-moon cũng bày tỏ hy vọng rằng, việc tham vấn đang tiếp diễn về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc dựa trên Tuyên bố về cách hành xử của các bên tại Biển Đông (DOC) sẽ dẫn tới sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa các bên có tranh chấp tại Biển Đông.

Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì cộng đồng thế giới phản ứng sau khi PCA công bố phán quyết về vụ kiện. Chỉ một ngày sau khi PCA ra phán quyết, sáng 13-7, Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo công bố cái gọi là “Sách Trắng Trung Quốc kiên trì thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Philippines”. Trong đó tiếp tục ngang ngược tuyên bố nước này có “chủ quyền” đối với các quần đảo ở Biển Đông, đồng thời chỉ trích Philippines cũng như chỉ trích phán quyết của PCA.

Trước đó, ngay sau khi có phán quyết từ PCA, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhưng sẽ không chấp nhận bất cứ quan điểm hay hành động nào dựa trên phán quyết của PCA liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên thách thức, dù phán quyết do PCA công bố có như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền (phi pháp đối với cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc – PV).

“Dù PCA có ra phán quyết như thế nào, các lực lượng vũ trang Trung Quốc quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia cũng như lợi ích về an ninh và hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực và sẽ đối phó với mọi mối đe dọa và thách thức”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.

Tờ Washington Post ngày 12-7 dẫn lời các chuyên gia cho rằng phán quyết của PCA là một thắng lợi lịch sử cho những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết này có lợi lớn cho Philippines và sẽ làm xói mòn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Chuyên gia thuộc CSIS Bonnie Glaser nhận xét, Philippines đã có một thắng lợi với một phán quyết có lợi trong hầu hết các nội dung và cảnh báo phản ứng của Trung Quốc sẽ cực kỳ cứng rắn. 

Chuyên gia Yanmei Xie của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho rằng, phán quyết này là bất lợi nhất có thể với Trung Quốc và sẽ giới hạn đáng kể các quyền hàng hải mà Bắc Kinh có thể đòi hỏi một cách hợp pháp ở Biển Đông. 

Trong khi đó, từ Trung Quốc, Chen Xiangmiao, chuyên gia của Học viện Quốc gia Nghiên cứu về Biển Đông, thừa nhận phán quyết của PCA đã đập tan cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” - cơ sở để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Không có cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn”, Trung Quốc sẽ không còn nhiều lãnh thổ để đòi hỏi. Tuy nhiên theo ông, rất khó để dự đoán phán quyết này sẽ ảnh hưởng đến mức độ nào.

 

“Trung Quốc không có 'quyền lịch sử' với vùng lãnh thổ tranh chấp”

Đó là nhan đề bài viết được tờ “Thương gia”, một trang báo có lượng độc giả đông đảo ở Nga, đăng tải ngay sau khi PCA tuyên bố phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc. Theo bài viết, PCA đã đưa ra quyết định cuối cùng về đơn kiện của Philippines phản đối Trung Quốc liên quan những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo phán quyết này, Trung Quốc không thể tuyên bố đặc quyền kinh tế tại khu vực quần đảo Trường Sa và không có “quyền lịch sử” đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
 

Philippines để ngỏ khả năng đàm phán với Trung Quốc về phán quyết của PCA

Ngày 13-7, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố nước này để ngỏ khả năng có các cuộc thảo luận với Trung Quốc về việc thực thi phán quyết mang tính bước ngoặt của PCA về tranh chấp tại Biển Đông liên quan đến hai nước này và các bên khác. Ngoại trưởng Yasay nhấn mạnh Chính phủ Philippines “sẽ trình bày rõ các bước tiếp theo nhằm đảm bảo rằng phán quyết trên sẽ được thực thi một cách hòa bình”, đồng thời khẳng định: “Đã đến lúc ưu tiên các biện pháp ngoại giao để đảm bảo rằng các lựa chọn và sáng kiến ngoại giao sẽ không bị ngăn cản hay hủy hoại, để chúng ta có thể thực thi một cách hòa bình phán quyết của PCA”. Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết trước khi phán quyết của PCA được công bố, Manila và Bắc Kinh đã cam kết không tiến hành các “hành động khiêu khích”.
Khổng Hà (tổng hợp)

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文