Các nước tiểu vùng sông Mekong chống buôn bán ma tuý thành công hơn
- Bộ Công an lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống ma tuý
- "Cuộc chiến chống ma túy" ở Philippines vẫn tiếp diễn giữa đại dịch
- Quyết liệt cuộc chiến chống ma túy ở Đà Nẵng
- Mô hình “3 quản” nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy
- Hội nghị song phương giữa Việt Nam – Thái Lan về hợp tác phòng, chống ma tuý lần thứ 13
Báo cáo của Cơ quan Phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) đưa ra ngày 15/5 đã cảnh báo, thị trường ma tuý tổng hợp ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá. Bên cạnh đó, giá của methamphetamine giảm xuống mức thấp nhất trongvòng một thập kỷ qua do nguồn cung tăng đột biến.
Kiểm tra số ma túy chuẩn bị mang thiêu hủy ở Ayutthaya, Thái Lan ngày 25/6. |
Ông Jeremy Douglas, Trưởng Đại diện UNODC tại khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh. “Trong khi cả thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch COVID-19 thì tất cả các chỉ số liên quan đến sản xuất và mua bán ma tuý tổng hợp và hoá chất bất hợp pháp trong khu vựcvẫn đứng ở mức kỷ lục”.
Lượng methamphetamine bị thu giữ trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á gia tăng hàng năm trong suốt thập kỷ qua với số lượng là 115 tấn trong năm 2019. Con số này chưa bao gồm sốliệu của Trung Quốc với lượng methamphetamine bị thu giữ lên tới 30 tấn/năm trong vòng 5 năm trở lại đây.
Báo cáo cũng nêu bật nguồn cung mở rộng đã khiến giá bán của methamphetamine trở nên rẻ hơn, giảm xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. “Nói tóm lại, các băng nhóm tội phạm có tổ chức có thể cung cấp methamphetamine với độ tinh khiết cao hơn nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều so với một thập kỷ trước. Điều này cùng lúc vừa nâng cao sức mua vừa gia tăng nguy cơ gây hại”, ông Inshik Lim, chuyên gia phân tích ma tuý bất hợp pháp của UNODC cho biết.
Đáng chú ý, khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng chứng kiến mức độ gia tăng liên tụccủa các loại á phiện tổng hợp nguy hiểm. Trong khi tính đến năm 2014, thị trường cung ứng ma tuý bất hợp pháp của khu vực chỉ phát hiện có ba loại chất á phiệntổng hợp, thì đến năm 2019 con số này đã lên tới 28.
UNODC hiện đang phối hợp chặt chẽ với Thái Lan và các quốc gia khác trong khu vực thông qua Chương trình toàn cầu SMART và Cơ chế Thỏa thuận Hợp tác Kiểm soát Ma tuý khu vực tiểu vùng sông Mekong (MOU) với mục tiêu giám sát tình hình ma tuý và đề ra các khuyến nghị về hợp tác, phát hiện, kiểm soát tiền chất ma tuý và các chiến lược y tế công cộng, và quan trọng hơn là hỗ trợ các quốc gia trong phối hợp tác chiến, kiểm soát biên giới.
Ông Niyom Termsrisuk, Tổng thư ký Uỷ ban Kiểm soát Ma tuý Thái Lan, nhấn mạnh “quan hệ đối tác của chúng tôi với UNODC và các nước khu vực tiểu vùng sông Mekong đóng vai trò thiết yếu nhằm đạt được thành công. Thách thức mà chúng ta đang gặp phải là nghiêm trọng, và chúng ta chỉ có thể đạt được tiến bộ thông qua hợp tác khu vực và quốc tế.”