Các nước trên thế giới đón Tết Nguyên đán như thế nào?

10:34 16/02/2018
Không chỉ có Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chào đón tết Nguyên đán. Với mỗi quốc gia, Tết lại được tổ chức theo một cách khác nhau, nhưng cùng có chung ý nghĩa đặc biệt của ngày vui sum họp.

Hàn Quốc

Tết âm lịch của người dân Hàn Quốc còn được gọi là Seollah. Cũng giống như người Việt, trong dịp Seollah, những người dân Hàn Quốc sẽ cùng trở về đoàn tụ với gia đình, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và gặp gỡ bạn bè. 

Những trò chơi dân gian dành cho trẻ em được tổ chức nhiều trong dịp Tết tại Hàn quốc. Ảnh: CKC

Trong dịp này, người dân Hàn Quốc sẽ thường mặc Hanbok- bộ trang phục truyền thống, cùng ăn canh tteokguk (canh bánh gạo), sườn hầm và bánh Jeon - những món ăn đặc trưng cho ngày tết của quốc gia này và chơi các trò chơi truyền thống như Yutnori, thả diều,...

Một trong những nghi lễ đầu tiên được người Hàn Quốc thực hiện trong năm mới là Charye sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Trên bàn thờ, gia chủ bày biện nhiều món ăn. Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên.

Trung Quốc

Tết mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân Trung Quốc. Bữa ăn tối giao thừa cũng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong một năm. Trong ngày cuối năm, dù bận rộn đến nhường nào, hàng triệu người dân Trung Quốc vẫn cố gắng thu xếp trở về nhà trước bữa ăn tối để cùng người thân thưởng thức bữa cơm tất niên, chờ đón một năm mới sắp sang. 

Đỏ là màu sắc rất được ưa chuộng trong ngày Tết tại Trung Quốc. Ảnh: The Sun

Người dân Trung Quốc có nhiều món ăn truyền thống trong ngày Tết như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Đặc biệt, cá cũng xuất hiện trên mâm cơm ngày tết của người Trung Quốc bởi nó tượng trưng cho sự dư giả.

Tết truyền thống của người dân Trung Quốc sẽ kéo dài trong 15 ngày, trong đó 3 ngày đầu năm là quan trọng nhất. Người dân thường treo đèn lồng đỏ và đốt pháo vào những ngày đầu năm mới. Trong dịp Tết, người lớn sẽ mừng trẻ nhỏ những phong bao lì xì với những đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn.

Thái Lan

Khác với Việt Nam, ngày tết của người Thái Lan bắt đầu từ ngày 13 đến 15-4. Một trong những điểm đặc biệt của tết cổ truyền Thái Lan chính là lễ té nước Songkran. Songkran là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là sự dịch chuyển, hàm ý nói đến chu kỳ khởi đầu năm mới theo lịch của người Thái.

Lễ hội té nước tại Thái Lan dịp đầu năm mới. Ảnh: Aleenta

Người Thái Lan tin rằng, việc té nước đầu năm sẽ đem lại nhiều may mắn. Vì thế, trong ngày này, hàng nghìn người dân sẽ đổ ra đường, mang theo bóng nước hoặc súng phun nước để té nước vào nhau, tạo nên không khí lễ hội đầy vui tươi hào hứng trong dịp đầu năm mới.

Trong tết Songkran, người Thái Lan cũng đến thăm đền thờ địa phương để dâng hương cho các nhà sư, cùng dọn dẹp nhà cửa và làm sạch tượng Phật để đảm bảo may mắn cho năm tới.

Philippines

Người Philippines tin rằng nếu bạn mang tiền trong túi trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, thịnh vượng sẽ luôn theo bạn suốt cả năm. Vào đêm giao thừa, cửa ra vào và cửa sổ của gia đình cũng luôn được mở, đèn sẽ được bật sáng, với niềm tin niềm vui và tài lộc sẽ về với gia đình.

Múa lân dịp đầu năm mới tại thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: BBC

Khi chuông đồng hồ báo hiệu năm mới đã sang, người dân khắp cả nước sẽ đồng loạt xướng lên những âm thanh rôn rã, đó có thể là tiếng pháp, tiếng chuông nhà thờ, thậm chí là tiếng còi xe hay tiếng gõ chảo, bởi người Philippines tin rằng những âm thanh rộn ràng đầu năm sẽ xua đi cái xấu, mang đến phúc tài cho cả một năm phía trước. 

Sau đó, cả nhà sẽ ngồi quây quần quanh mâm cỗ đóng giao thừa và cùng thưởng thứ những món ăn ngon với mong muốn một năm sung túc. Mười hai loại trái cây sẽ được đặt lên bàn tượng trưng cho mười hai tháng của sự giàu có, đủ đầy.

Nhật Bản

Trước năm 1873, người Nhật Bản cũng tổ chức đón Tết nguyên đán giống như nhiều quốc gia châu Á khác. Trong dịp tết, người dân Nhật Bản thường gửi những chiếc thiệp chúc mừng năm mới đến bạn bè và người thân của mình. 

Những chiếc đèn lồng được thắp sáng trong lễ hội đèn lồng Nagasaki. Ảnh: Japan Times

Các món ăn như đậu nành, bánh cá, canh rong biển, bánh gạo và khoai làng nghiền sẽ được sử dụng trong dịp tết này. 

Tại Nhật, cứ vào đêm giao thừa sẽ có 108 tiếng chuông chùa (除夜の鐘-Joya No Kane) được đánh lên. Một trong những lời giải thích phổ biến nhất cho 108 tiếng chuông này đó là để “trừ đi 108 phiền não của con người”. Người Nhật tin rằng, việc lắng nghe những tiếng chuông này giúp giải trừ ưu phiền, xá bỏ những sai lầm đã gây ra trong năm qua, thanh lọc tâm hồn để sẵn sàng cho một năm mới đến.

Singapore

Tết cổ truyền của người Singapore diễn ra cùng thời điểm với Tết của người Việt Nam với 3 sự kiện chính là Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, Lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.

Dòng người đổ về lễ hội River Hongbao tại Singapore. Ảnh: Straits Times

Giống như tại Trung Quốc, Tết Âm lịch tại Singapore diễn ra trong 15 ngày, trong đó hai ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Vào ngày này, các gia đình sẽ tới thăm người thân và bạn bè hoặc tham gia những hoạt động thú vị.

Tết cũng là là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau và cùng tham gia những lễ hội xuân vui tươi. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng tiền lì xì trong phong bao đỏ cho những người thân chưa lập gia đình để cầu chúc may mắn cho họ.

Tây Tạng

Tết cổ truyền tại Tây Tạng mang tên Losar. "Lo" theo tiếng Tây Tạng là năm, còn "sar" mang nghĩa là mới. Tết Losar kéo dài tối thiểu 3 ngày và tối đa là nửa tháng. 

Màn biểu diễn chào năm mới của người dân Tây Tạng. Ảnh: News

Ngày đầu năm mới, người Tây Tạng sẽ dậy sớm tắm rửa, mặc đồ mới và cùng tặng quà cho nhau. Họ cùng nhau quây quần bên một bữa ăn tối gồm có bánh Kapse và một loại rượu mang tên "chang". 

Đặc biệt, trong dịp tế Losar, các bà nội trợ bắt buộc phải nấu gutuk - món sủi cảo tượng trưng cho những dự đoán về năm mới. Viên sủi cảo có sợi chỉ giấu bên trong tượng trưng sự trường thọ, sợi lông trắng biểu hiện sự thiện tâm, mẩu than cho thấy những ý nghĩ đen tối, quả ớt nói về miệng lưỡi cay độc. Vì thế khi ăn sủi cảo, mọi người sẽ cùng tò mò chờ đợi sợi chỉ giấu bên trong và cùng đưa ra những lời dự đoán cho năm mới của mình.

An Nhiên (T.H)

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文