Hơn nửa triệu học sinh Hàn Quốc bước vào kỳ thi "sinh tử"

17:59 15/11/2018
Diễn ra từ 8h40 phút đến 17h40 phút ngày 15-11, kỳ thi Đánh giá Năng lực Đại học (CSAT) được coi là kỳ thi "sinh tử" đối với học sinh Hàn Quốc. Năm nay, hơn nửa triệu sĩ tử xứ sở kim chi đã đăng ký tham gia kỳ thi khốc liệt nhất quyết định cánh cửa tương lai của chính họ.
Kỳ thi Đánh giá Năng lực Đại học (CSAT), thường được người Hàn Quốc gọi là Suneung, là một kỳ thi khảo sát năng lực học tập kéo dài trong 8 tiếng đồng hồ và thường diễn ra vào tháng 11 hằng năm. Kết quả của kỳ thi này sẽ quyết định tấm vé đại học của bất cứ học sinh nào, thậm chí gián tiếp ảnh hưởng tới tương lai, sự nghiệp và cả thu nhập của họ sau này. Ảnh: Getty
Với Ko Eun-suh, 18 tuổi, kỳ thi này mang tính quyết định với em. "Đối với chúng em, Suneung là cánh cổng rất quan trọng mở ra tương lai. Ở Hàn Quốc, việc học đại học rất quan trọng. Đó là lý do vì sao chúng em dành 12 năm học chỉ để chuẩn bị cho một ngày này. Em biết có những người thậm chí đã thi kỳ thi này tới 5 lần", nữ sĩ tử chia sẻ. Ảnh: BBC
Không chỉ riêng Eun-suh, áp lực thi cử đã ăn sâu vào suy nghĩ của các thế hệ học sinh Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng đặt kỳ thi CSAT là ưu tiên hàng đầu của quốc gia, và tạo điều kiện hết mức cho kỳ thi khắc nghiệt này. Thậm chí, các chuyến bay không được phép cất cánh hoặc hạ cánh, quân đội không được phép tập trận trong thời gian bài thi Nghe môn Tiếng Anh diễn ra, đủ để thấy kỳ thi CSAT được ưu ái như thế nào. Ảnh: Getty
Vào thời điểm kỳ thi diễn ra, một không khí im lặng tới căng thẳng bao trùm khắp thủ đô Seoul, BBC cho biết. Các cửa hàng đều đóng cửa, ngân hàng và sàn giao dịch chứng khoán phải mở cửa muộn để đảm bảo giao thông. Hầu hết các công trình xây dựng cũng đều tạm dừng để phục vụ kỳ thi. Thậm chí những người dân Hàn Quốc còn nói đùa rằng, nếu có âm thanh nào đó phá vỡ sự tĩnh lặng, đó chỉ có thể là tiếng còi báo động của xe cảnh sát đưa những sĩ tử bị trễ giờ đến điểm thi. Ảnh: CNN
Khoảng gần 600.000 sĩ tử Hàn Quốc sẽ cùng tranh tài trong kỳ thi Suneung năm nay, với các môn thi Hàn Ngữ, Toán học, Tiếng Anh, Lịch sử, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, một môn hướng nghiệp và một Ngoại ngữ thứ 2. Mỗi môn thi sẽ kéo dài từ 40 đến 100 phút. Cũng theo BBC, để chuẩn bị đề thi, khoảng 500 giáo viên trên khắp Hàn Quốc đã được lựa chọn và được đưa đến một địa điểm bí mật ở tỉnh miền núi Gangwon, nơi họ sẽ hoàn tất quá trình chuẩn bị đề thi. Trong một tháng, điện thoại của họ sẽ bị tịch thu và mọi liên lạc với thế giới bên ngoài đều bị cấm. Ảnh: CNN
Thông thường, kết quả thi của các thí sinh sẽ được công bố trên website sau 1 tháng. Vì thế, tháng 12 thường được coi là tháng "định hướng" với bất cứ học sinh nào sau khi kỳ thi kết thúc. Hàn Quốc được coi là một trong những nước có nền học vấn cao nhất thế giới. Thế nhưng, với tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất trong gần một thập kỷ, việc xuất thân từ trường đại học nào quyết định rất nhiều đến tương lai và nơi làm việc của một người trẻ Hàn Quốc. Ảnh: CNN
Bất cứ bậc cha mẹ hay học sinh Hàn Quốc nào đều thuộc nằm lòng 3 chữ vàng "S.K.Y", ám chỉ 3 trường đại học uy tín nhất trên cả nước, bao gồm trường đại học Seoul, trường đại học Korea, và trường đại học Yonsei. Những ngôi trường này vẫn thường được ví von là Harvard hay Oxford của xứ sở kim chi. Khoảng 70% học sinh tốt nghiệp trung học sẽ tiến thẳng tới đại học, nhưng sẽ chỉ có khoảng hơn 2% trong số đó trở thành một phần của "S.K.Y". Ảnh: CNN
"Nếu bạn muốn được công nhận, nếu bạn muốn đạt được ước mơ, bạn cần phải học tại một trong ba ngôi trường này", sĩ tử Eun-suh chia sẻ. "Mọi người đều đánh giá bạn dựa trên trình độ và điểm xuất thân của bạn", em nói. Học tập tại "S.K.Y" sẽ bảo đảm tấm vé làm việc tại những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc sau khi ra trường. Ảnh: Yonhap
Theo giáo sư tâm lý Lee Do-hoon thuộc trường đại học Yonsei, 1 trong 3 ngôi trường thuộc top "S.K.Y", tốt nghiệp một trường đại học tốt ở Hàn Quốc cũng chưa chắc đã bảo đảm một việc làm tốt với mức lương an toàn bởi mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng khốc liệt. Nhưng nếu không tốt nghiệp từ một trường tốt, cơ hội việc làm của bạn gần như là bằng không. Vì thế, nhiều học sinh và phụ huynh tin rằng, việc đỗ vào các trường top cao sẽ giúp họ có nhiều cơ hội hơn các trường top thấp. Đó là lý do mà những bạn trẻ buộc phải học tới 13 đến 15 tiếng một ngày để đảm bảo đạt được ước mơ của mình. Ảnh: Yonhap
Theo BBC, tại Hàn Quốc, ngay từ khi 4 tuổi, các em nhỏ đã bắt đầu sự nghiệp học tập của mình. Một ngày của một học sinh Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ 7h30 sáng và có thể kéo dài đến nửa đêm, với những ca học triền miên tại lớp học, và tại các trung tâm đào tạo được người Hàn Quốc gọi là "Hagwons". Hiện, có khoảng 100.000 Hagwons đang hoạt động tại nước này với khoảng 80% học sinh Hàn Quốc các cấp đăng ký theo học. Ảnh: Getty
Áp lực học tập khốc liệt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tâm lý trong giới trẻ Hàn Quốc. Tiến sĩ tâm lý Kim Tae-hyung cho biết: "Trẻ em Hàn Quốc buộc phải học tập chăm chỉ và cạnh tranh với bạn bè của họ. Họ đang lớn lên một mình, học tập một mình. Sự cô lập này có thể gây ra trầm cảm và là một yếu tố chính dẫn đến tự tử. Tại Hàn Quốc, tự tử là nguyên nhân số một gây tử vong cho những người trẻ tuổi từ 10 đến 30 tuổi". 
Các học sinh trung học khóa dưới cổ vũ cho những sĩ tử tham gia dự thi. Mặc dù áp lực từ kì thi CSAT là không thể chối bỏ, song các học sinh Hàn Quốc vẫn dốc toàn lực cho kỳ thi này, coi đó không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ với gia đình và đất nước. 
Trong thời gian các sĩ tử làm bài thi, phụ huynh của họ thường đến các ngôi chùa và dành hàng tiếng đồng hồ cầu nguyện với hi vọng con cái của mình sẽ đạt được kết quả như ý. Chỉ vài giờ đồng hồ nữa, kỳ thi khốc liệt hàng đầu với học sinh Hàn Quốc sẽ kết thúc, các sĩ tử đều cầu mong có thể bước ra phòng thi với tiếng thở phào nhẹ nhõm, sau hàng năm trời dốc lực cho kỳ thi quan trọng này.
An Nhiên (Ảnh: T.H)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文